Chờ...

Giá cà phê ngày 15/7: Vụt tăng mạnh trên cả hai sàn

(VOH) - Giá cà phê ngày 15/7 đồng loạt tăng 500 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Giá trong nước tăng theo giá thế giới.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 36.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 35.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 35.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 35.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 500 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 36.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 36.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, giá tại Pleiku là 36.200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 36.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 36.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng  500 đồng/kg, dao động ở  mức 36.100 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 500 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  37.700 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.717 USD/tấn, FOB – HCM, theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

35,400

+500

Lâm Hà (Robusta)

35,400

+500

 Di Linh (Robusta)

35,300

+500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

36.500

+500

Buôn Hồ (Robusta)

36.300

+500

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

36,200

+500

Ia Grai (Robusta)

36,200

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

36,200

+500

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

36.100

+500

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

37,700

+500

Giá cà phê hôm nay 15/7/2021
Ảnh minh họa: internet

Dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu cà phê trong tháng 6/2021 đạt 128.036 tấn (tương đương 2.133.933 bao), tăng 0,28% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay lên tổng cộng 843.319 tấn (khoảng 14,06 triệu bao), giảm 11,34% so với xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê ước đạt 825 nghìn tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cuối tháng 6/2021, giá cà phê Robusta tăng lên mức cao. Nguồn cung cà phê Robusta từ Việt Nam tiếp tục giảm do thiếu hụt container rỗng và giá cước vận tải biển tăng cao. Tại Indonesia, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 3 thế giới, hiện đã có hàng thu hoạch vụ mới bán ra thị trường. Tuy nhiên, lượng cà phê sản xuất chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp trong nước. Hiện quốc gia vẫn phải nhập khẩu bổ sung cà phê để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất và nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Giá cà phê thế giới bật tăng

Phiên giao dịch ngày 15/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London bật tăng trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 45 USD, lên  1.762 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 44 USD, lên 1.756 USD/tấn, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.  Cấu trúc giá đảo gia tăng khoảng cách.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 4,35 cent, lên 156,60 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng 4,35 cent, lên 159,45 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Giá cà phê ngày 15/7: Vụt tăng mạnh trên cả hai sàn 2
Giá cà phê ngày 15/7: Vụt tăng mạnh trên cả hai sàn 3

Đồng Reais tăng 1,87 %, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,0840 Reais do dòng vốn ngoại hối đổ vào mạnh mẽ, trong khi USDX bị tác động khá nặng nề của dữ liệu lạm phát Mỹ khiến Fed chưa thể thu hẹp các biện pháp kích thích làm phần lớn các thị trường hàng hóa chuyển sang màu đỏ.

Tuy nhiên, giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn đảo chiều tăng khi có sự hỗ trợ của đồng Reais mạnh lên mà còn do tin đồn một số vùng cà phê ở Minas Gerais, bang trồng cà phê Arabica lớn nhất ở Brasil sẽ có sương giá cục bộ vào giữa tuần sau, theo trang Barchat.com cho biết.

Ngoài ra, các thương nhân cà phê ở São Paulo, trung tâm thương mại cà phê của Brasil, cho rằng cước vận tải biển quá cao khiến việc giao hàng từ các nước sản xuất lớn như Brasil, Việt Nam bị chậm lại cũng góp phần đẩy giá trong ngắn hạn.

Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA), nhà sản xuất Robusta lớn nhất châu Phi, đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng Sáu đạt mức cao nhất kể từ năm 1991 với tổng cộng 618.388 bao, tăng tới 47,04% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, tích lũy xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu của niên vụ hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng 4.509.437 bao, tăng 718.348 bao, tức tăng 18,95% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước.

Trong 7 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi giảm 4,1% xuống 7,37 triệu bao, do các chuyến hàng từ Ethiopia, Côte d’Ivoire và Madagascar giảm lần lượt 25,6%, 46,3% và 55,7%. Riêng Uganda, nhà xuất khẩu lớn nhất khu vực, tăng 16,2% lên 3,4 triệu bao.

So với 7 tháng đầu niên vụ cà phê 2019 - 2020, xuất khẩu từ Mexico và khu vực Trung Mỹ cũng giảm 8,9% xuống 8,27 triệu bao, do các nước trong khu vực vẫn chưa phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề của bão Iota và Eta.

Đáng chú ý, các chuyến hàng từ Honduras, nhà xuất khẩu lớn nhất của khu vực giảm 14,2% xuống 2,94 triệu bao. Tương tự, xuất khẩu của Nicaragua giảm 14,3% xuống 1,4 triệu bao, xuất khẩu của Guatemala giảm 9,41% xuống còn 1,59 triệu bao. Tổng xuất khẩu của El Salvador và Panama cũng giảm lần lượt 18,8% và 34,4%.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu khu vực Nam Mỹ trong cùng giai đoạn đã tăng mạnh 17,3% so với cùng kỳ niên vụ trước lên 38,93 triệu bao. Cụ thể, xuất khẩu cà phê từ Brazil đã tăng 21,7% lên 28,72 triệu bao và xuất khẩu từ Colombia tăng 8,6% lên 8,14 triệu bao.

Trong khi đó, Peru ghi nhận xuất khẩu ổn định ở mức 1,8 triệu bao, còn xuất khẩu của Ecuador giảm 4,7% xuống 257.383 bao so với 270.009 bao trong 7 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021.

Bình luận