Chờ...

Giá cà phê ngày 5/8: Giá thế giới biến động nhẹ, trong nước đứng yên

(VOH) - Giá cà phê ngày 5/8 đồng loạt đi ngang tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm. Giá cà phê thế giới biến động nhẹ.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 37.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 37.000 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng ổn định, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 36.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 36.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng đi ngang, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 37.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 37.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai đứng yên, giá tại Pleiku là 36.900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 36.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  đi ngang, dao động ở ngưỡng 36.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giá không đổi, dao động ở  mức 36.800 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ổn định, dao động ở  ngưỡng  38.600 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.747 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi 50 – 60 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

36,100

0

Lâm Hà (Robusta)

36,100

0

 Di Linh (Robusta)

36,000

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

37.200

0

Buôn Hồ (Robusta)

37.000

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

36,900

0

Ia Grai (Robusta)

36,900

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

36,900

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

36.800

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

38,600

0

Giá cà phê hôm nay 5/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo thống kê, cà phê Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn 14% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil. Để tháo gỡ vấn đề logistics, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) vừa gợi ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu vận chuyển hàng hóa theo đường sắt để giảm chi phí và gánh nặng vận tải.

Thời gian vận chuyển sang Mỹ, EU kéo dài tới 25 – 27 ngày song giá cả hợp lý và đặc trưng cà phê xuất khẩu dạng khô, chất lượng không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển.

Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê tiếp tục tập trung ở hai thị trường lớn là EU chiếm 40% sản lượng cà phê xuất khẩu và Mỹ chiếm 20% sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Gần đây, do tình hình dịch bệnh trong nước, Tân Cảng Cát Lái, nơi tập trung xuất khẩu cà phê phía Nam, cũng đã quyết định tạm thời ngưng nhận hàng do quá tải hàng tồn kho, lượng containers tồn bãi chạm ngưỡng 100% công suất, nhân sự giảm một nửa. Điều này làm nguồn cung cà phê toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn, dẫn đến thiếu hàng cục bộ tại một số thị trường ở một vài thời điểm.

Trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam được dự đoán tiếp tục tập trung ở hai thị trường lớn là EU chiếm 40%, và Mỹ chiếm 20% sản lượng xuất khẩu.

Giá cà phê thế giới biến động nhẹ

Phiên giao dịch sáng nay 5/8/2021, lúc 7h00, giờ Việt Nam, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London có xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm 2 USD, xuống 1.770 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 không thay đổi ở mức 1.787 USD/tấn, trong khi các kỳ hạn giao xa đều tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình. Cấu trúc giá đảo thu hẹp khoảng cách.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp nối xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 0,80 cent, lên 175,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 0,85 cent, lên 178,70 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê ngày 5/8: Giá thế giới biến động nhẹ trên cả 2 sàn 2
Giá cà phê ngày 5/8: Giá thế giới biến động nhẹ trên cả 2 sàn 3

Đồng Reais tăng nhẹ 0,07 %, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,1880 Reais trong sự suy đoán Copom Brasil sẽ nâng mức lãi suất cơ bản đồng Reais và Fed sẽ sớm cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế mà không để qua năm 2022 do lạm phát đã vượt mức. Thị trường còn quan ngại chứng khoán Mỹ suy yếu trở lại với các báo cáo dữ liệu kinh tế thấp hơn kỳ vọng và dịch bệnh covid-19 biến chủng mới gia tăng sẽ dẫn tới khả năng phải tái lập các biện pháp giãn cách xã hội trở lại.

Vào cuối ngày, Copom đã công bố nâng lãi suất cơ bản đồng Reais thêm 1% lên ở mức 5,25%/năm. Thông tin này sẽ tác động lên thị trường hàng hóa nông sản phiên hôm nay do Brasil là nhà xuất khẩu nông sản “khổng lồ” của thế giới.

Giá cà phê tại New York tích cực hơn khi có nhiều báo cáo khẳng định đợt sương giá gần đây sẽ gây thiệt hại với tỷ lệ rất đáng kể cho sản lượng Arabica của Brasil năm 2022, cho dù vụ thu hoạch năm nay vẫn chưa hoàn tất. Tuy nhiên, “sương giá đen” chỉ làm rụng lá hàng loạt và cháy các đỉnh sinh trưởng của cây nên rất khó để định lượng.

Giá cà phê ở London chùng lại do đầu cơ tiếp tục chốt lời ngắn hạn trong khi sức mua mới vẫn chưa rõ rệt. Phần lớn nhà đầu tư vẫn còn đứng bên ngoài, không chỉ do kỳ nghỉ mùa hè ở phía Bắc bán cầu mà còn mối lo dịch bệnh covid-19 biến chủng mới bùng phát ở khắp nơi.

Dự báo trong thời gian tới, giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tăng do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ tăng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Hiện tại, giá cước vận chuyển các tuyến châu Á sang châu Âu và Bắc Mỹ tiếp tục tăng cao, đồng thời tình trạng thiếu container vẫn không được khắc phục, do đó cũng tác động đáng kể đến giá cà phê.

Trong khi đó, các nhà nhập khẩu cà phê không muốn ký hợp đồng FOB, mà muốn người bán chịu toàn bộ chi phí bao gồm vận tải, bảo hiểm và các khoản phụ thu khác, khiến quá trình xuất khẩu cà phê gặp nhiều khó khăn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, trong niên vụ 2021 - 2022, sản lượng cà phê của Việt Nam tăng 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao, xuất khẩu cà phê nhân dự báo tăng 3,0 triệu bao lên 26,0 triệu bao, giúp giảm nhẹ tồn kho.

Theo ước tính ban đầu, tình trạng sương giá tại Brazil sẽ làm sản lượng vụ mùa đang thu hoạch giảm khoảng 1% và khả năng sản lượng của niên vụ sau cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

Thị trường tiếp tục thận trọng với dự báo nhiệt độ ở các vùng trồng cà phê vào đầu tháng 8 có khả năng chạm ngưỡng 0 độ C và nguy cơ xuất hiện “sương giá đen”, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận