Chờ...

Giá cao su 31/5/2021: Sụt giảm mạnh trên sàn châu Á

(VOH) – Giá cao su ngày 31/5 giảm mạnh, đỏ khắp thị trường châu Á. Mỹ đang có xu hướng tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 31/5/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 10/2021, giảm mạnh 8,8 JPY, tương đương 3,59% xuống mức 245,3 JPY/kg. 

Giá cao su 31/5/2021: Sụt giảm mạnh trên sàn châu Á 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su 31/5/2021: Sụt giảm mạnh trên sàn châu Á 2

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 2,47% xuống 13.400 CNY/tấn.

Trong 10 ngày giữa tháng 5/2021, giá cao su tại châu Á có xu hướng giảm so với 10 ngày trước đó, theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho biết, giá cao su tự nhiên trên toàn cầu trong ngắn hạn sẽ tăng nhẹ trong bối cảnh nhu cầu cao su và giá dầu mỏ tăng.

Bên cạnh đó, nguồn cung cao su hạn hẹp và đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền khác cũng là hai yếu tố hỗ trợ đắc lực cho giá cao su thế giới.

Theo ANRPC, sự lạc quan về chiến dịch tiêm chủng ở các nền kinh tế phát triển đang tác động tích cực đến nhu cầu cao su toàn cầu, nhất là ở những thị trường như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.

Nguồn cung cao su toàn cầu dự kiến sẽ bắt đầu cải thiện từ tuần cuối của tháng 5/2021. ANRPC dự báo, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu trong tháng 6/2021 sẽ tăng 15,8% so với tháng 5/2021.

Sản lượng và tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4/2021

Sản lượng và nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới đang đều đặn tăng lên. Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho biết, tiêu thụ cao su tự nhiên trong tháng 4/2021 đạt 1,129 triệu tấn, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã phản ánh sự phục hồi kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở hai nước Mỹ và Trung Quốc.

Theo báo cáo hàng tháng của ANRPC, sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới trong tháng 4 vừa qua cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu đang hồi phục mạnh. Theo đó, sản lượng đạt 903.000 tấn, tăng 22,5% so với 737.000 tấn của tháng 4 năm 2020.

Vân Nam là tỉnh sản xuất cao su thiên nhiên lớn thứ ba của Trung Quốc, sau Hải Nam và Quảng Đông. Bệnh nấm mốc trắng đã bùng phát ở Xishuangbanna (Vân Nam) khiến sản lượng cao su của Trung Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2021 đều thấp hơn dự kiến.

Giá cao su 31/5/2021: Sụt giảm mạnh trên sàn châu Á 3
Ảnh minh họa - Internet 

Dịch bệnh trên cây cao su cùng với sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 khiến ANRPC dự kiến, sản lượng cao su thiên nhiên trong quý 2/2021 tại các nước Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia và Sri Lanka sẽ thấp hơn so với quý 1/2021, nhưng lại tăng ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia và Philippines.

Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế và Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên đều cảnh báo về những yếu tố rủi ro đối với sản xuất mặt hàng này. Biến đổi khí hậu sẽ tác động lâu dài tới sản xuất cao su thiên nhiên, với mưa lớn, khô hạn và nhiệt độ cao.

Bất chấp sự tăng trưởng bất thường, ANRPC cảnh báo về sự lây lan của các ca nhiễm Covid-19 và làn sóng mới của các biến thể khác nhau trên thế giới có thể tạo ra những bất ổn trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

Theo dự báo của Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế, sản lượng cao su thiên nhiên năm 2021 sẽ tăng 5%, thấp hơn mức tăng nhu cầu. Trong đó, sản lượng của khu vực Đông Nam Á giảm nhưng ở các khu vực khác trên thế giới dự báo sẽ tăng.

Bình luận