Chờ...

Giá cao su hôm nay 1/9/2021: Tăng mạnh trên 2 sàn Osaka và Thượng Hải

(VOH) - Giá cao su ngày 1/9 đảo chiều tăng trên các sàn châu Á nhờ nhu cầu tiêu thụ cao. Thị trường Nhật Bản tăng sau khi giảm xuống mức thấp và không thể phục hồi mạnh mẽ.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 1/9/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 1/2022, tăng mạnh lên mức 2,7 JPY, tương đương 1,32% xuống mức 207,1 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 1/9/2021: Tăng mạnh trên 2 sàn Osaka và Thượng Hải  1

Hợp đồng cao su giao tháng 2/2022 trên sàn giao dịch Osaka tăng trở lại. Trước đó, giá đã giảm xuống 201,9 JPY trong đầu phiên giao dịch, thấp nhất kể từ ngày 19/10/2020.

Giá cao su Nhật Bản đóng cửa phiên 31/8 hồi phục sau khi xuống mức thấp nhất trong hơn 10 tháng ở phiên trước đó, do các nhà đầu tư săn giá hời sau 4 ngày giảm giá liên tiếp.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 30 CNY, tương đương 0,22%, lên mức 13.855 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 1/9/2021: Tăng mạnh trên 2 sàn Osaka và Thượng Hải  2

Giá cao su tại Nhật Bản tăng theo xu hướng giá cao su thị trường Trung Quốc, sau số liệu công nghiệp từ Trung Quốc cho thấy tăng trưởng kinh tế tại nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới chậm lại. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 4,2% - tuần giảm thứ 2 liên tiếp

Một đại lý tại Tokyo cho biết, lo ngại ngày càng tăng về tăng trưởng kinh tế đang chậm lại ở Trung Quốc đã gây áp lực lên thị trường trong vài ngày qua và trong đầu phiên giao dịch hôm nay.

Theo số liệu được Tổng cục thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 31/8, chỉ số quản lí mua hàng sản xuất (PMI) chính thức trong tháng 8/2021 là 50,1 - giảm nhẹ so với mức 50,4 của tháng 7 (50 điểm là ngưỡng chia tăng trưởng dương và âm).

Theo chuyên gia kinh tế Evans-Pritchard thuộc Capital Economics, số liệu khảo sát mới nhất cho thấy kinh tế Trung Quốc giảm trong tháng 8/2021 trong bối cảnh hoạt động dịch vụ chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19. 

Ngành sản xuất cũng tiếp tục giảm sút do tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng nghiêm trọng hơn cũng như cầu giảm.

Giá cao su hôm nay 1/9/2021: Tăng mạnh trên 2 sàn Osaka và Thượng Hải  3
Ảnh minh họa - Internet 

Việt Nam tăng nhập khẩu cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp phục vụ cho xuất khẩu và chế biến sản phẩm

Cao su thiên nhiên (CSTN: sản phẩm từ cây cao su) và cao su tổng hợp (CSTH: sản phẩm từ dầu thô) là 2 nguồn nguyên liệu chính của ngành chế biến sản phẩm cao su như lốp xe, găng tay, phụ kiện kỹ thuật, đế giày, băng tải, nệm gối, chỉ thun… 

Trên thế giới, mức tiêu thụ cao su tăng dần trong giai đoạn 2015 – 2018, nhưng giảm trong năm 2019 và 2020 do tác động của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt làm suy yếu ngành chế tạo lốp xe khi giao thông, vận tải bị hạn chế.

Tuy mức tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới giảm, nhưng Việt Nam vẫn tăng xuất khẩu trong giai đoạn 2015 – 2020 với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) khoảng 9,0%. 

Dự kiến xu hướng nhập khẩu cao su thiên nhiên vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong tương lai khi toàn bộ diện tích cao su của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia và Lào được đưa vào thu hoạch.

Bên cạnh nhập khẩu cao su thiên nhiên, Việt Nam còn nhập khẩu cao su tổng hợp do ngành hóa dầu trong nước chưa tập trung sản xuất cao su tổng hợp, cho thấy ngành chế biến sản phẩm cao su tại Việt Nam đang phát triển nhanh nên tăng nhu cầu về cao su tổng hợp.

Từ năm 2015 – 2019, lượng cao su tổng hợp nhập khẩu vào Việt Nam luôn cao hơn lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu, nhưng đến năm 2020, xu hướng này ngược lại và có thể tiếp tục tương tự trong các năm sau khi Việt Nam tăng tạm nhập tái xuất cao su thiên nhiên từ các dự án cao su được đầu tư ở Campuchia và Lào. 

Bình luận