Chờ...

Giá cao su hôm nay 14/12/2020: Giá tăng khi nguồn cung khan hiếm 

(VOH) – Giá cao su ngày 14/12 tăng đồng loạt trên các sàn Châu Á vì nguồn cung khan hiếm. Nhu cầu các mặt hàng về cao su cũng tăng cao.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 14/12/2020, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 4/2021, tăng 6,4 JPY, ghi nhận ở mức 238,2 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 14/12/2020: Giá tăng khi nguồn cung khan hiếm ảnh 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 230 CNY lên mức 14.650 CNY/tấn. Theo xu hướng thị trường, giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch Thượng Hải cũng tăng nhẹ.

Nguồn cung mủ cao su tại Châu Á đang gặp khó khăn đẩy đà tăng cho gia cao su Nhật Bản.

Mức giá hiện tại trên sàn Osaka là mức thấp nhất trong 6 tháng qua, một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Phân khúc phi y tế dự kiến sẽ chiếm khoảng 57% tỉ trọng doanh thu của các mặt hàng cao su vào năm 2026. Trong đó có các ứng dụng đầy hứa hẹn vào các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất và dược phẩm.

Sự xuất hiện của các bác sĩ phẫu thuật tài năng, chi phí hợp lí và các ưu đãi bảo hiểm khác đang thúc đẩy sự phát triển của thị trường y tế và găng tay cao su phẫu thuật ở các nước như Brazil, Argentina, Costa Rica và Singapore.

Khu vực Bắc Mỹ dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng hơn 9% về khối lượng cao su tiêu thụ, sau khi chứng sự gia tăng tiêu thụ bình quân đầu người trong đại dịch COVID-19 vào năm 2020.

Thời tiết xấu cũng ảnh hưởng đến nguồn cung mủ cao su tại Thái Lan, Malaysia hay Ấn Độ. Việc thiếu hụt nhân công trong các vụ thu hoạch sắp tới cũng là bài toán khó khi dịch COVID-19 vẫn phức tạp.

Các trường hợp nhiễm COVID-19 tăng đột biến đang đè nặng lên hoạt động kinh tế, ngược lại khiến nhu cầu về các mặt hàng cao su tăng cao.

Giá cao su hôm nay 14/12/2020: Giá tăng khi nguồn cung khan hiếm ảnh 2

Giá cao su xuất khẩu tăng 15% trong tháng 11

So với tháng 11/2019 tăng 0,7% về lượng và tăng 15,8% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân tăng 15% so với cùng kì năm 2019 lên mức 1.513 USD/tấn. 

Lũy kế 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 1,51 triệu tấn, trị giá gần 2 tỉUSD, tăng 0,4% về lượng, nhưng giảm 1,4% về trị giá so với cùng kì năm 2019, giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.324 USD/tấn, giảm 1,8% so với cùng kì năm 2019. 

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng năm 2020, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 65,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 852.070 tấn, trị giá 1,1 tỉ USD, tăng 27,5% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với cùng kì năm 2019. 

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 98,9% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu trong 10 tháng năm 2020, với 842.890 tấn, trị giá 1,09 tỉ USD, tăng gần 27% về lượng và tăng 22,2% về trị giá so với cùng kì năm 2019. 

Trong 10 tháng năm 2020, một số mặt hàng cũng đạt được sự tăng trưởng khá so với cùng kì năm 2019 như: Latex, cao su tái sinh, cao su dạng Crếp, Skim block, SVR CV40. 

Về giá xuất khẩu phần lớn các chủng loại cao su đều có xu hướng giảm so với cùng kì năm 2019, trừ một số chủng loại có giá xuất khẩu trung bình tăng như: cao su hỗn hợp, cao su tái sinh, SVR CV50.

Giá cao su hôm nay 14/12/2020: Giá tăng khi nguồn cung khan hiếm ảnh 3
Ảnh minh họa - Internet 

Công nghệ mới giúp Cao su Đà Nẵng chinh phục thị trường quốc tế

Qua thời gian sản xuất và thâm nhập thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu đã giúp sản phẩm lốp Radial toàn thép của Công ty Cao su Đà Nẵng  khẳng định được vị thế và đóng góp vào tỷ suất lợi nhuận của DRC rất cao.

Xác định sản phẩm lốp Radial là sản phẩm chủ lực trong tương lai gần và cũng chính là sản phẩm xuất khẩu lớn nên Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) đặt ra mục tiêu hàng đầu về chất lượng phải mang tầm quốc tế. Việc tìm kiếm đối tác để hợp tác cũng phải đủ uy tín, đủ lớn để triển khai có hiệu quả và đạt mục tiêu cao. Thông qua các nhà cung cấp thiết bị hàng đầu châu Âu và trực tiếp tham dự hội chợ triển lãm chuyên ngành sản xuất lốp tại châu Âu, DRC đã khảo sát và lựa chọn được đối tác đáp ứng yêu cầu của mình.

Việc triển khai hợp tác cải tiến sản phẩm lốp Radial rất thuận lợi vì DRC có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu và làm chủ hoàn toàn công nghệ. Trên cơ sở chuyển giao công nghệ hai bên thống nhất các giải pháp thực hiện từ thiết kế, thử nghiệm, sản xuất thử cho đến công nghiệp hóa sản phẩm gần 3 năm với chi phí không lớn nhưng hiệu quả mang lại rất cao và được áp dụng cho toàn bộ sản phẩm Radial của Công ty.

Những cải tiến về công nghệ sản xuất từ đối tác Phần Lan giúp chất lượng lốp xe Radial DRC có bước đột phá mới, tạo ra những dòng sản phẩm lốp Radial có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp gia công, sản xuất lốp xe trong và ngoài nước

Điều quan trọng hơn, việc cải tiến này đã giúp DRC củng cố khả năng định giá bán, đồng thời cải thiện tỷ suất lợi nhuận ở mức đáng kể và cho phép DRC cạnh tranh trong phân khúc giá bán cao hơn, nâng thương hiệu hàng Việt Nam lên một tầm cao mới trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh lốp xe trên thế giới. Ngày 15/09/2020 chiếc lốp đặc chủng 14.00 R25 toàn thép ra đời càng minh chứng hơn cho sự lớn mạnh về công nghệ của DRC

Lốp ô tô Radial là sự phát triển tất yếu về thị trường lốp ô tô hiện nay, nhu cầu sử dụng lốp bố thép ngày càng nhiều và phát triển mạnh. Hiện sản phẩm này đóng góp gần 50% doanh thu của Công ty. Qua thời gian sản xuất và thâm nhập thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu đã giúp sản phẩm lốp Radial toàn thép của Công ty khẳng định được vị thế và đóng góp vào tỷ suất lợi nhuận của Công ty rất cao.

Bình luận