Chờ...

Giá cao su hôm nay 16/4/2021: Biến động trái chiều trên sàn châu Á

(VOH) – Giá cao su ngày 16/4 dao động giữa các sàn, do tình trạng thiếu container vận chuyển quay trở lại và hạn chế tiêu thụ do dịch COVID-19.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 16/4/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 9/2021, giảm xuống mức 1,1 JPY, tương đương 0,46% xuống mức 235,8 JPY/kg. 

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 16/4/2021: Biến động trái chiều trên sàn châu Á 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 1,35%, ghi nhận mức giá 13.495CNY/tấn.

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 30,52% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan, đạt 158,89 nghìn tấn, trị giá 7,37 tỷ baht (tương đương 235,29 tỷ USD), giảm 33,5% về lượng và giảm 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong hai tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường Malaysia, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ lại giảm.

Lo ngại về lạm phát tại Mỹ cũng đã thúc đẩy hoạt động bán ra của các nhà đầu tư.

Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan cũng đang phải đối mặt với tình trạng nhiễm coronavirus gia tăng, làm giảm hy vọng vào sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ của khu vực sau đại dịch COVID-19. Dịch bệnh bùng phát trở lại đè nặng lên tâm lý thị trường cao su.

Trong khi đó, nguồn cung cao su thế giới năm 2021 có dấu hiệu tăng do sản lượng cao su tự nhiên của Bờ Biển Ngà dự kiến đạt 1,1 triệu tấn trong năm 2021, tăng gần 16% so với khoảng 950.000 tấn của năm trước.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất khẩu cao su tự nhiên (ANRPC), mức tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu trong tháng 2/2021 ước đạt 1,1 triệu tấn, tăng tới 47,5% so với tháng 2/2020. Hãng sản xuất cao su Thái Lan, Sri Trang (SET), dự báo nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 sẽ ở mức 13,4 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2020, phần lớn do Trung Quốc tăng thu mua trở lại để phục vụ ngành công nghiệp ô tô đang hồi phục mẽ.

Giá cao su hôm nay 16/4/2021: Biến động trái chiều trên sàn châu Á 2
Ảnh minh họa - Internet 

Dịch COVID-19 kéo giá cao su thế giới giảm mạnh

Số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng trên phạm vi toàn cầu khiến nhiều quốc gia đã phải đóng cửa một số khu vực để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Điều này đã tác động đến hàng loạt các mặt hàng, trong đó có cao su.

Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết từ đầu tháng 4/2021 đến nay, giá cao su tại châu Á giảm do số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng trên phạm vi toàn cầu khiến nhiều quốc gia đã phải đóng cửa một số khu vực để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng thời gian tới, giá cao su có thể tăng trở lại do kinh tế toàn cầu hồi phục mạnh sau số liệu kinh tế vững chắc từ Trung Quốc và triển vọng tăng trưởng từ nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu lên 6% trong năm 2021, từ mức 5,5% trước đó do triển vọng kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn sau gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD.

Việt Nam bất ngờ nhập siêu cao su trong quý I

Mặc dù là nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn cao su để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế biến.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý I/2021 đạt 406,5 nghìn tấn, trị giá 674,7 triệu USD, tăng 77,4% về lượng và tăng 102,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ 3 trên thế giới. Mỗi năm, khoảng 80% cao su thiên nhiên từ Việt Nam, bao gồm lượng nhập khẩu từ Campuchia và Lào được xuất khẩu. 

Khoảng gần 20% trong tổng lượng cung, bao gồm cả từ lượng nguyên liệu nhập khẩu, được đưa vào chế biến sâu tại Việt Nam, với sản phẩm đầu ra chủ yếu bao gồm lốp xe, linh kiện ô tô, đế giày, sản phẩm thể thao và các sản phẩm khác. Các sản phẩm này được sử dụng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ngành cao su vẫn tồn tại một nghịch lý là xuất khẩu nhiều với giá trị thấp, nhưng lại tăng nhập khẩu cao su phục vụ chế biến sâu. 

Ngành công nghiệp chế biến cao su tập trung ở một số lĩnh vực như sản xuất săm lốp, linh kiện kỹ thuật, găng tay, sợi thun... và chưa sản xuất được cao su tổng hợp nên toàn bộ phải nhập khẩu, còn đối với sản phẩm cao su kỹ thuật cao, đòi hỏi đầu tư công nghệ hiện đại, ít có doanh nghiệp đủ tiềm lực tài chính để đầu tư.

Bình luận