Chờ...

Giá cao su hôm nay 23/11/2020: Ảm đạm, lo ngại thiếu hụt nguồn cung 

(VOH) – Giá cao su ngày 23/11 ảm đạm khi Nhật Bản bước vào kỳ nghỉ dài. Trước đó các nhà đầu tư đã mua vào do lo ngại nguồn cung.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 23/11/2020, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 4/2021, ghi nhận ở mức 234,7 JPY/kg, giữ giá so với giá hôm 21/11. 

Giá kỳ hạn tháng 2/2021 đang giao dịch ở 231,5 JPY/kg, ổn định với phiên hôm 21/11.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 23/11/2020: Ảm đạm, lo ngại thiếu hụt nguồn cung ảnh 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 220 CNY lên 14.615 CNY (2.197 USD)/tấn.

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản trầm lắng khi các nhà đầu tư mua vào trước kỳ nghỉ dài ngày ở Nhật, giữa bối cảnh lo ngại nguồn cung khan hiếm. Tuy nhiên, tính chung cả tuần thì giá vẫn giảm.

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 0,4% sau khi Tokyo đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về số ca nhiễm virus corona hàng ngày tăng lên mức kỷ lục làm dấy lên lo ngại về những hạn chế đối với hoạt động kinh tế của nước này.

Thông tin sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10 cũng tăng mạnh hơn dự đoán. Capital Economics cho biết, nhu cầu cao su tại nước này ở mức cao trong khi nguồn cung tại Đông Nam Á vẫn thắt chặt.

Doanh số bán ô tô của Trung Quốc - thị trường ô tô và tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới tăng mạnh cũng hỗ trợ giá, lượng mua tăng 12,5% so với một năm trước trong tháng 10.

Thông tin mới nhất từ Reuters, sản lượng cao su Thái Lan năm nay sẽ không giảm nhiều như thị trường dự đoán, gây ra tình trạng bán tháo, đặc biệt là các hợp đồng ngắn hạn.

Đồng USD ở mức khoảng 103,84 JPY so với 103,76 JPY trong phiên trước đó. 

Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn SICOM Singapore tăng 0,6% so với phiên giao dịch trước lên 155,3 US cent/kg.

Giá cao su hôm nay 23/11/2020: Ảm đạm, lo ngại thiếu hụt nguồn cung ảnh 2

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng cả lượng và giá trị

9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 859.920 tấn cao su, trị giá 1,07 tỉ USD, tăng 18,4% về lượng và tăng 10,6% về trị giá.

Báo cáo thị trưởng nông, lâm, thủy sản sổ ra mới nhất của Bộ Công Thương dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, cho biết 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 859.920 tấn cao su, trị giá 1,07 tỉ USD, tăng 18,4% về lượng và tăng 10,6% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.254 USD/tấn, giảm 6,6% so với cùng kì năm 2019. 

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm 85,1% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020, với 731.640 tấn, trị giá 936,78 triệu USD, tăng 34,3% về lượng và tăng 26,5% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.280 USD/tấn, giảm 5,8% so với cùng kì năm 2019. 

Trong 9 tháng đầu năm 2020, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng khả quan so với cùng kì năm 2019 như: Latex tăng hơn 55% về lượng và tăng 46% về trị giá; cao su tái sinh tăng 85% về lượng và tăng 148,7% về trị giá; SVR 20 tăng 76,7% về lượng và tăng 66,4% về trị giá.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020 chiếm 14,3%, tăng so với mức 13% của 9 tháng đầu năm 2019.

Giá cao su hôm nay 23/11/2020: Ảm đạm, lo ngại thiếu hụt nguồn cung ảnh 3
Ảnh minh họa - Internet 

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Lào tháng 9/2020: Nhập khẩu phần lớn cao su

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào gần 89,5 triệu USD. 

Nước ta xuất khẩu 54,1 triệu USD hàng hóa và nhập khẩu 35,4 triệu USD. Qua đó giúp cán cân thương mại thặng dư 18,7 triệu USD.

Tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu sang Lào 105,5 triệu USD. Tổng kim ngạch hai chiều trên 738,8 triệu USD. 

Ba nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng kim ngạch trên 100% so với tháng 8 là: phân bón các loại tăng 207%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 108%; hàng dệt, may tăng 104%.

Một số mặt hàng nhập khẩu chính của nước ta, kim ngạch đạt trên 2 triệu USD phải kể đến như: cao su; gỗ và sản phẩm gỗ; phân bón các loại; quặng và khoáng sản khác.

Bình luận