Chờ...

Giá cao su hôm nay 3/6/2021: Tăng mạnh sau chuỗi ngày lao dốc

(VOH) – Giá cao su ngày 3/6 tăng đồng loạt trên các sàn châu Á, phủ sắc xanh khắp thị trường. Giá cao su tăng kỳ vọng vào nền kinh tế phục hồi.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 3/6/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 10/2021, tăng mạnh 4,5 JPY, tương đương 1,90% lên mức 240,7 JPY/kg. 

Giá cao su hôm nay 3/6/2021: Tăng mạnh sau chuỗi ngày lao dốc 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 0,72% xuống 13.305 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 3/6/2021: Tăng mạnh sau chuỗi ngày lao dốc 2

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 51,8% tổng lượng cao su xuất khẩu; tiếp đến là Đức chiếm 6,4%; Phần Lan chiếm 5,3%, Mỹ chiếm 4,8% và Brazil chiếm 2,3%.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 10 ngày giữa tháng 5/2021, giá cao su tại châu Á có xu hướng giảm so với 10 ngày trước đó.

Nhìn chung từ đầu năm 2021 đến nay, giá cao su thiên nhiên trên thế giới bình quân tăng đều mỗi tháng, vì giá cao su thường được điều chỉnh bởi các yếu tố cung - cầu, giá dầu, tỷ suất hối đoái, yếu tố địa chính trị và sức khỏe của nền kinh tế thế giới…

Dự báo trong những tháng tới, nhu cầu nhập khẩu cao su của Mỹ sẽ phục hồi trong bối cảnh nguồn cung cao su thiên nhiên hạn hẹp đã tạo tâm lý rất tốt với các thị trường.

Nguyên nhân khiến doanh thu từ xuất khẩu cao su của Campuchia tăng là do giá cao hơn cùng kỳ năm 2020. Nhu cầu gia tăng ở Trung Quốc, thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, đã đẩy giá cao su ở Campuchia tăng kể từ đầu vụ cao su hiện tại.

Theo ANRPC, chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tích cực ở các nền kinh tế phát triển sẽ là yếu tố hỗ trợ nhu cầu cao su toàn cầu, nhất là ở những thị trường như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.

Mỹ kết luận lốp ô tô Việt Nam được trợ cấp, bán phá giá

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 24/5/2021 đưa ra kết luận về cuộc điều tra đối với lốp ô tô nhập khẩu từ Việt Nam. Reuters dẫn báo cáo từ DOC nói lốp ô tô từ Việt Nam đang được trợ cấp với tỷ lệ từ 6,23% đến 7,89% thông qua việc chuyển đổi USD sang VND với tỷ giá hối đoái thấp...

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 24/5 đưa ra kết luận rằng lốp xe hơi và xe tải nhẹ từ Việt Nam được trợ cấp không bình đẳng thông qua việc đồng tiền Việt Nam được định giá thấp hơn giá trị thực. Hãng tin Reuters dẫn báo cáo từ DOC nói lốp ô tô từ Việt Nam đang được trợ cấp với tỷ lệ từ 6,23% đến 7,89% thông qua việc chuyển đổi USD sang VND với tỷ giá hối đoái thấp hơn giá trị thực của VND. Đây là phán quyết cuối cùng của DOC trong cuộc điều tra thương mại đối với lốp ô tô nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngoài ra, báo cáo cũng nói rằng qua điều tra, DOC phát hiện thấy lốp xe nhập khẩu vào Mỹ từ Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam đã được bán dưới giá thị trường ở Mỹ. Theo báo cáo, lốp xe từ Việt Nam bán phá giá tới 22%; lốp Hàn Quốc bán phá giá tới 27%; lốp Đài Loan bán phá giá tới 102%; và lốp Thái Lan bán phá giá tới 21%.

Năm 2020, Mỹ nhập khẩu lượng lốp xe hơi và xe tải nhẹ trị giá khoảng 1,2 tỷ USD từ Hàn Quốc, 373 triệu USD từ Đài Loan, 2 tỷ USD từ Thái Lan, và 470 triệu USD từ Việt Nam. Cuộc điều tra của DOC mới chỉ là một nửa của câu chuyện. 

Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) cũng đang tiến hành về nhập khẩu lốp xe từ 4 thị trường nói trên và dự kiến sẽ đi đến kết luận vào ngày 23/6. DOC sẽ chuyển kết quả cuộc điều tra của mình đến ITC để cơ quan này xem xét.

Giá cao su hôm nay 3/6/2021: Tăng mạnh sau chuỗi ngày lao dốc 3
Ảnh minh họa - Internet 

Sản lượng và tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4/2021

Sản lượng và nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới đang đều đặn tăng lên. Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho biết, tiêu thụ cao su tự nhiên trong tháng 4/2021 đạt 1,129 triệu tấn, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã phản ánh sự phục hồi kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở hai nước Mỹ và Trung Quốc.

Theo báo cáo hàng tháng của ANRPC, sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới trong tháng 4 vừa qua cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu đang hồi phục mạnh. Theo đó, sản lượng đạt 903.000 tấn, tăng 22,5% so với 737.000 tấn của tháng 4 năm 2020.

Vân Nam là tỉnh sản xuất cao su thiên nhiên lớn thứ ba của Trung Quốc, sau Hải Nam và Quảng Đông. Bệnh nấm mốc trắng đã bùng phát ở Xishuangbanna (Vân Nam) khiến sản lượng cao su của Trung Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2021 đều thấp hơn dự kiến.

Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế và Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên đều cảnh báo về những yếu tố rủi ro đối với sản xuất mặt hàng này. Biến đổi khí hậu sẽ tác động lâu dài tới sản xuất cao su thiên nhiên, với mưa lớn, khô hạn và nhiệt độ cao.

Bất chấp sự tăng trưởng bất thường, ANRPC cảnh báo về sự lây lan của các ca nhiễm Covid-19 và làn sóng mới của các biến thể khác nhau trên thế giới có thể tạo ra những bất ổn trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

Bình luận