Chờ...

Giá cao su hôm nay 31/8/2023: Duy trì xu hướng tăng

VOH - Giá cao su ngày 31/8 giữ xu hướng tăng tại các sàn châu Á. Giá kỳ hạn trên hai sàn giao dịch ghi nhận tăng dưới 1% trong phiên sáng nay.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su ngày 31/8/2023, lúc 12h30, kỳ hạn tháng 1/2024, ghi nhận mức 213,5 JPY/kg, tăng nhẹ 0,4 yên, tương đương 0,19%.

Giá cao su hôm nay 31/8/2023: Duy trì xu hướng tăng 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2023 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 20, ghi nhận mức 12.190 CNY/tấn, tương đương 0,16%.

Giá cao su hôm nay 31/8/2023: Duy trì xu hướng tăng 2

Tại nước xuất khẩu cao su hàng đầu Thái Lan, Cục Khí tượng cảnh báo mưa lớn có thể dẫn đến lũ quét ở một số khu vực, bao gồm cả khu vực sản xuất cao su chính phía Nam, từ ngày 29/8 – 15/9.

Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 7/2023 sụt giảm lần đầu tiên trong gần 2,5 năm, kéo theo giảm nhu cầu đối với dầu và thiết bị sản xuất chip, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu khi các thị trường trọng điểm như Trung Quốc suy yếu.

Theo một cuộc thăm dò hàng tháng của Reuters, các nhà sản xuất và các công ty lớn trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản nhận định tinh thần kinh doanh sẽ được cải thiện trong tháng 8/2023.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2023 trên sàn SICOM Singapore mở cửa phiên sáng nay giảm 0,2% xuống mức 126,7 US cent/kg.

Giá cao su hôm nay 31/8/2023: Duy trì xu hướng tăng 3
Ảnh minh họa - Internet 

Cao su Bangladesh: Người trồng khó khăn vì giá giảm

Theo Ủy ban Cao su Bangladesh, khoảng 67.939 tấn mủ cao su đã được sản xuất tại nước này vào năm ngoái, tăng 58% so với 43.000 tấn vào năm 2021, nhờ diện tích canh tác tăng.

Theo dữ liệu của BRGOA, giá mủ cao su đã giảm xuống 50 Tk/kg hiện tại từ 60 Tk trong 6 tháng qua. Tương tự, giá cao su tấm đã giảm xuống 140 Tk/kg từ 170 Tk trong cùng kỳ.

Giá cao su tấm cách đây 3 – 4 năm lên tới 350 Tk/kg. Giá cao su tấm không chỉ giảm ở Bangladesh mà còn ở nước ngoài do tình hình kinh tế toàn cầu đang diễn ra.

Cao su hiện đang được trồng trên 140.000 ha, chủ yếu ở vùng Chattogram, với các công ty tư nhân điều hành 1.304 vườn trong khi các cơ quan Nhà nước điều hành 28 vườn khác.

Ông Samir Datta Chakma, Chủ tịch Hiệp hội chủ sở hữu vườn cao su bản địa ở Khagrachari, cho biết các nhà sản xuất cao su yếu thế không nhận được giá hợp lý vì họ không thể chế biến mủ cao su.

Ông Chakma cũng cho biết chi phí sản xuất đang tăng lên do chi phí lao động tăng ở các khu vực đồi núi khi giá các sản phẩm thiết yếu đang có xu hướng tăng.

Bình luận