Chờ...

Giá cao su hôm nay 8/1/2021: Tăng nhẹ, nền kinh tế dần hồi phục sau đại dịch COVID-19

(VOH) – Giá cao su ngày 8/1 tăng sau khi số liệu chỉ ra chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản bất ngờ tăng trong tháng 11/2020, cho thấy nền kinh tế bị suy thoái bởi đại dịch COVID-19 tiếp tục hồi phục.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 8/1/2021, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 6/2021, tăng nhẹ 0,4 JPY tương đương 0,2%, ghi nhận ở mức 245,4 JPY/kg.

Đạt ở mức cao nhất trong gần 3 tuần, dù Chính phủ nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo do số ca nhiễm Covid-19 tăng.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 8/1/2021: Tăng nhẹ, nền kinh tế dần hồi phục sau đại dịch COVID-19 ảnh 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 1,4% lên 14.735 CNY (2.279,48 USD)/tấn.

Bộ Thương mại Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cao su, cao nhất đến 222%.

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc trong tháng 12/2020 giảm xuống ở 56,3 điểm từ 57,8 điểm trong tháng 11/2020 và là tháng thấp nhất cuối năm. Tuy nhiên chỉ số vẫn duy trì trên 50 điểm là cơ sở khẳng định ngành/lĩnh vực được khảo sát đã tăng trưởng.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cao su từ Mỹ, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 20/12/2020, do ngành công nghiệp nội địa của nước này đã phải chịu thiệt hại đáng kể khi các đối tác thương mại bán phá giá các sản phẩm cao su tổng hợp.

Trong tháng 11/2020, chi tiêu của các hộ gia đình đã tăng 1,1% cho các mặt hàng tiện ích như thịt và rau quả. Tuy nhiên, so với tháng 10/2020, mức chi tiêu này vẫn giảm 1,8%, mức giảm đầu tiên trong vòng 4 tháng, do nhu cầu về các dịch vụ du lịch suy yếu bởi sự bùng phát trở lại của Covid-19. Chi tiêu của các hộ gia đình tại Nhật Bản đã chịu nhiều áp lực trong suốt năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng Covid-19 và sau khi chính phủ nước này tăng thuế bán hàng trên toàn quốc.

Bờ biển Ngà là nước sản xuất ca cao hàng đầu thế giới, cũng là nước trồng cao su tự nhiên đứng đầu châu Phi. Trong 11 tháng đầu năm 2020, Bờ Biển Ngà đã xuất khẩu 1.084,747 tấn cao su tự nhiên, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu cao su của Bờ Biển Ngà trong những năm gần đây tăng lên do nông dân bị thu hút bởi hứa hẹn thu nhập ổn định hơn từ việc trồng cao su, nên đã chuyển từ trồng ca cao sang trồng nhiều cao su hơn.

Theo Reuters, thị trường cao su dự kiến sẽ ổn định trong thời gian tới khi mùa đông tại các nước sản xuất Đông Nam Á sẽ đến sớm vào đầu năm 2021, nhanh chóng trả lại thời tiết ấm áp cho cây cao su. Năm trước đó, mùa đông đã kéo dài từ tháng 2 - tháng 5, khiến sản lượng mủ cao su tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia sụt giảm.

Giá cao su hôm nay 8/1/2021: Tăng nhẹ, nền kinh tế dần hồi phục sau đại dịch COVID-19 ảnh 2

Mỹ giảm nhập khẩu cao su ở hầu hết thị trường

Trong 10 tháng đầu năm 2020, cả lượng và giá trị nhập khẩu cao su ở các thị trường của Mỹ đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, Indonesia, Thái Lan, Canada, Hàn Quốc và Đức là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Mỹ. 

Trong 10 tháng năm 2020, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 14 cho Mỹ với 19.640 tấn, trị giá 28,46 triệu USD, giảm 26,5% về lượng và giảm 20,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 1,47%, giảm nhẹ so với mức 1,61% của 10 tháng năm 2019.

Indonesia, Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Liberia và Việt Nam là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Mỹ trong 10 tháng năm 2020. 

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Mỹ, với 19.620 tấn, trị giá 28,27 triệu USD, giảm 26,4% về lượng và giảm 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Mexico và Pháp là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong 10 tháng năm 2020. 

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong 10 tháng năm 2020 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Nhật Bản trong tổng nhập khẩu của Mỹ giảm; trong khi thị phần của Hàn Quốc, Đức, Mexico và Pháp lại tăng. Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nhập khẩu của Mỹ.

Giá cao su hôm nay 8/1/2021: Tăng nhẹ, nền kinh tế dần hồi phục sau đại dịch COVID-19 ảnh 3
Ảnh minh họa - Internet 

Năm 2020, xuất khẩu cao su đạt 2,38 tỷ USD

Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương, ước tính xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 12/2020 đạt 225 nghìn tấn, trị giá 358 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 8,1% về trị giá so với tháng 11/2020; so với tháng 12/2019, tăng 13,2% về lượng và tăng 29,8% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2019 lên mức 1.591 USD/tấn.

Đáng chú ý, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 987,63 nghìn tấn, trị giá 1,32 tỷ USD. Tương ứng chiếm 99% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, tăng 24,8% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tại thị trường trong nước, tháng 12/2020, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước tăng trong 10 ngày đầu tháng, sau đó có xu hướng giảm. Ngày 30/12/2020, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thông báo giá thu mua mủ nước tại vườn ở mức 330 đồng/TSC, giảm 20 đồng/TSC so với cuối tháng 11/2020; giá thu mua mủ nước tại nhà máy ở mức 250 đồng/TSC, giảm 30 đồng/TSC so với cuối tháng 11/2020.

Trong tháng 12/2020, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh cũng 8 lần thông báo điều chỉnh giá thu mua mủ cao su nguyên liệu tại vườn và nhà máy.

Bình luận