Chờ...

Giá thép trong nước tiếp tục giảm thêm 410.000 đồng/tấn

(VOH)_Giá thép hôm nay 21/7 giảm nhẹ trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá thép trong nước tiếp tục giảm thêm 410.000 đồng/tấn. Đây là lần giảm thứ 9 chỉ trong hơn 2 tháng qua.
Giá thép xây dựng hôm nay 21/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá thép trong nước tiếp tục giảm thêm 410.000 đồng/tấn. Đây là lần giảm thứ 9 chỉ trong hơn 2 tháng qua

Tổng mức giảm cao nhất trong 2 tháng qua là 3,3 triệu đồng/tấn. Hiện giá thép dao động ở mức quanh mốc 16 triệu đồng/tấn tùy loại, thương hiệu và vùng miền.

Theo đó, thương hiệu thép Pomina điều chỉnh giảm 400.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và giảm tới 410.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 16,8 triệu đồng/tấn và 17,1 triệu đồng/tấn.

Thép Hòa Phát cũng điều chỉnh giảm lần lượt 250.000 đồng/tấn và 100.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Sau điều chỉnh, giá bán của 2 loại thép này là 15,99 triệu đồng/tấn và 16,5 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng hạ giá sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300 lần lượt 250.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn, kéo giá bán xuống còn 15,91 triệu đồng/tấn và 16,36 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Việt Đức cũng giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 150.000 đồng/tấn với 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 15,86 triệu đồng/tấn và 16,36 triệu đồng/tấn.

Cùng chung xu hướng, thương hiệu thép Việt Nhật cũng hạ giá bán cho sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300 với mức giảm lần lượt là 250.000 đồng/tấn và 100.000 đồng/tấn, kéo giá bán còn 15,91 triệu đồng/tấn và 16,26 triệu đồng/tấn.

Nguyên nhân khiến giá thép trong nước giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới xu hướng đi xuống.

Từ cuối tháng 3 đến nay, giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm khiến thị trường thép chững lại.

Bên cạnh đó, việc giá một số loại vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng khó khăn, hoạt động bị đình trệ, dẫn đến nhu cầu thép giảm. Cùng đó, chính sách quản lý chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng tới nhu cầu thép.

Nhiều chuyên gia nhận định giá thép xây dựng trong nước sẽ còn giảm trong thời gian tới.

Nhiều doanh nghiệp ngành thép giảm lãi tới 90%, trong khi một doanh nghiệp báo lỗ trong bối cảnh giá thép lao dốc.

Giá sắt thép xây dựng gim trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép ngày 21/7, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 17 nhân dân tệ xuống mức 3.788 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép trong nước tiếp tục giảm thêm 410.000 đồng/tấn 2

Vào hôm thứ Ba (19/7), Vale SA - công ty khai thác hàng đầu của Brazil, đã cắt giảm dự báo sản lượng quặng sắt năm 2022, Reuters đưa tin.

Nguyên nhân xuất phát từ việc bán tài sản của hệ thống Center-West, hạn chế trong chuỗi cung ứng ở hệ thống phía Bắc và tác động của sự sụt giảm giá thị trường.

Vale là một trong những công ty khai thác lớn nhất thế giới. Công ty này dự kiến ​​sản lượng quặng sắt trong năm sẽ vào khoảng 310 - 320 triệu tấn, giảm so với ước tính trước đó là 320 - 335 triệu tấn.

Sự sụt giảm này một phần phản ánh thỏa thuận hồi tháng 4 của Vale về việc bán mỏ quặng mangan và sắt ở miền Trung Brazil, với giá trị doanh nghiệp khoảng 1,2 tỷ USD, cho công ty mẹ J&F Investimentos.

Đồng thời, mức giảm này cũng để giải thích sự linh hoạt hơn trong sản xuất của Vale do điều kiện thị trường hiện tại, khi giá quặng sắt giảm xuống mức cao nhất từ ​​năm 2021 do rủi ro nhu cầu thấp hơn từ người mua lớn Trung Quốc.

Thị trường thép châu Á chao đảo do giá thép rẻ của Nga

Dòng chảy bất thường các sản phẩm giá rẻ của Nga đang làm chao đảo thương mại thép ở châu Á, đè nặng lên giá cả và khiến một nhà sản xuất chủ chốt trong khu vực phải cảnh báo về các biện pháp đáp trả thương mại có thể xảy ra.

Theo các nhà sản xuất thép châu Á, Nga đang cố gắng gửi thêm thép về phía Đông sau khi các lệnh trừng phạt phong tỏa các thị trường lớn ở phương Tây trong bối cảnh căng thẳng ở Ukraine đang làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu ở Biển Đen.

Khối lượng thép tăng lên có thể gây áp lực lên các thị trường vốn đang gặp khó khăn trong bối cảnh nhu cầu của Trung Quốc giảm sút.

Bình luận