Chờ...

Giá sắt thép xây dựng ngày 23/8: Tăng mạnh

(VOH) – Giá thép ngày 23/8 tiếp tục tăng mạnh trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Triển vọng đối với lĩnh vực phế thép của Nhật Bản.

Giá thép trong nước giảm 

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.330 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 dừng ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.540 đồng/kg.

Giá thép tại miền Bắc 

Thép Hòa Phát sau khi điều chỉnh giảm 310 đồng vào ngày 16/8, 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 14.570 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.430 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý ngừng hạ giá, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.150 đồng/kg.

Thương hiệu thép VAS sau 4 lần điều chỉnh trong vòng 30 ngày qua hiện thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 14.240 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.590 đồng/kg.

Tương tự, thép Việt Sing không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, với thép cuộn CB240 có giá 14.470 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.980 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.950 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung 

Dòng thép cuộn CB240 của Hòa Phát ở mức thấp nhất trong vòng 30 ngày qua với giá 14.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.

Thép Việt Đức, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 có giá 14.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.550 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm có giá 14.800 đồng/kg.

Thép Pomina không có biến động, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.980 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.

Giá sắt thép xây dựng ngày 23/8: Tăng mạnh 
Ảnh minh họa - Internet 

Giá sắt thép xây dựng tăng nhẹ trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép ngày 23/8, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 74 nhân dân tệ xuống mức 4.060 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h20 (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).

Giá sắt thép xây dựng ngày 23/8: Tăng mạnh 2

Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore tăng sau khi Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế của mình nhưng giá dự kiến tăng trong ngắn hạn do triển vọng nhu cầu vẫn u ám.

Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay và hạ mức tham chiếu thế chấp với biên độ lớn hơn, bổ sung vào các biện pháp nới lỏng trong tuần trước, khi nước này nỗ lực hồi sinh một nền kinh tế đang gặp khó khăn bởi khủng hoảng bất động sản và số ca nhiễm COVID-19 gia tăng.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng khoảng 2,6% lên 698 CNY (tương đương 102,21 USD)/tấn, trước khi đóng cửa chỉ tăng 1,5% do triển vọng nhu cầu vẫn yếu.

Quặng sắt Đại Liên giảm trong các phiên giao dịch tuần trước, ghi nhận mức giảm một tuần mạnh nhất trong 5 tuần. Giá đã giảm khoảng 40% từ mức cao kỷ lục 1.196 CNY/tấn đạt được hồi tháng 5/2021.

Tỷ giá kim loại cơ bản quốc tế đã giảm tới 32% trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 tại Ấn Độ. Điều này diễn ra trong bối cảnh những lo ngại về sự suy giảm nhu cầu ở Trung Quốc - bị ảnh hưởng bởi COVID-19, tiếp tục gia tăng khiến giá hàng hóa tăng vọt ngay sau cuộc chiến Ukraine vào cuối tháng 2.

Việc tăng lãi suất ở các nền kinh tế tiên tiến cũng đang đè nặng lên giá hàng hóa. Tuy nhiên, với mức tồn kho thấp tại các kho hàng lớn, giá kim loại cơ bản khó có thể giảm thêm trong ngắn hạn.

Nhật Bản là nhà cung cấp phế liệu sắt lớn nhất ở Châu Á, và bất kỳ biến động giá nào trong nước có thể có ảnh hưởng đáng kể đến các thị trường Châu Á khác.

Giá phế liệu của Nhật Bản đã chịu áp lực kể từ tháng 4 do nhu cầu trong nước yếu và nhu cầu phế liệu và thép trên đường biển giảm do chính sách zero-Covid của Trung Quốc. 

Hiện tại đã có 2 công ty luyện kim tuyên ở Châu Âu đã tuyên bố tạm thời đóng cửa. Một số công ty khác cho biết sẽ cắt giảm sản lượng để ứng phó với tình trạng giá năng lượng tăng cao.

Đầu tháng 8, ông lớn ngành thiếc của Châu Âu Glencore Plc cảnh báo khủng hoảng năng lượng tại khu vực này sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn về nguồn cung. Rất ít công ty luyện kim ở Châu Âu vẫn đang có lãi và Nyrstar, chiếm khoảng 2% sản lượng toàn cầu, cũng phải đang giảm công suất kể từ quý IV năm ngoái. 

Bình luận