Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 19/1/2021: Quay đầu giảm mạnh

(VOH) - Giá thép ngày 19/1 giảm mạnh trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Sản lượng thép thô của Trung Quốc đã vượt mốc 1 tỷ tấn vào năm 2020 lên khoảng 1,05 tỷ tấn, tăng 5,2% so với năm 2019.

Giá thép thế giới giảm

Giá thép ngày 19/1 giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 41 nhân dân tệ xuống mốc 4.332 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 19/1/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 19/1/2021: Giá thép quay đầu giảm mạnh 2

Theo công bố mới nhất của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vào ngày 18/1, đúng như dự đoán, sản lượng thép thô của Trung Quốc đã vượt mốc 1 tỷ tấn vào năm 2020 lên khoảng 1,05 tỷ tấn, tăng 5,2% so với năm 2019.

Trái lại, mức tăng trưởng của ngành thép lại thấp hơn 3,1 điểm phần trăm so với năm ngoái.

Trận chiến chống lại COVID-19 trong các quý đầu tiên của năm 2020 đã ít nhiều ảnh hưởng đến sản lượng và nhu cầu tiêu thụ thép.

Tuy nhiên, sản lượng thép thô của Trung Quốc đã tăng trở lại kể từ tháng 4/2020 và dần tăng tốc trong những tháng cuối năm.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu trong nước phục hồi đáng kể với việc nối lại các hoạt động kinh tế và công nghiệp cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Tính riêng trong tháng 12/2020, Trung Quốc đã sản xuất 91,3 triệu tấn thép thô, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng hàng ngày cũng phục hồi 0,7% so với tháng trước đó.

Đối với thép thành phẩm, sản lượng trong cả năm 2020 cũng tăng hơn 7,7% lên mức 1,3 tỷ tấn. Riêng sản lượng của tháng 12 đạt 120,3 triệu tấn, tăng 12,8% so với mức tăng 10,8% vào tháng 11.

Để đạt được kết quả này, hầu hết các nhà sản xuất thép Trung Quốc đều cố gắng duy trì sản lượng thép thành phẩm ở mức cao nhất có thể. Bên cạnh đó, nhu cầu mạnh mẽ cả trong và ngoài nước trong nửa cuối năm 2020 cũng hỗ trợ tích cực cho kết quả này.

Hiện tại, các kho dự trữ thép thành phẩm ở 35 thành phố của Trung Quốc đang trống trở lại như thời điểm trước đại dịch, Mysteel Global đưa tin.

Cụ thể, lượng dự trữ 5 sản phẩm thép thành phẩm chính, bao gồm thép cây, thép cuộn, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội và thép tấm, đạt 8,4 triệu tấn, hay chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương lai tươi sáng cho ngành thép trong những năm tới

 Dự báo giá thép tiếp tục có xu hướng tăng trong năm 2021. Sự phục hồi của nền kinh tế cũng như ngành xây dựng sẽ đẩy mạnh lợi nhuận cho ngành thép trong thời gian tới.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, ngành thép bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, khiến tiêu thụ giảm sút do hoạt động xây dựng chững lại. Sản lượng thép xây dựng và thép dẹt thành phẩm trong nước (bao gồm cả tôn mạ và thép ống) giảm lần lượt 12% và 5% so với cùng kỳ năm 2019.

Sau khi dịch bệnh được đưa vào kiểm soát từ tháng 5/2020, nhu cầu xây dựng dân dụng dần ổn định, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh kéo theo các cơ sở hạ tầng phát triển nên sản lượng tiêu thụ thép có nhiều chuyển biến tích cực. Đến tháng 11/2020, sản lượng thép xây dựng tăng 1%, thép dẹt thành phẩm tăng 7% so với cùng kỳ. Giá thép cũng có xu hướng tăng mạnh. Giá thép xây dựng trong nước tăng 25% so với đầu năm và tăng 36% so với mức thấp nhất trong tháng 4/2020.

Tăng trưởng nhu cầu trong nước được cho là phục hồi tốt, trở lại mức bình thường là 8% so với mức thấp trong năm 2020.

Về xuất khẩu, ngành thép cũng có nhiều dấu hiệu khả quan, tăng trưởng mạnh mẽ nhờ việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia nhằm giúp tăng trưởng GDP, đặc biệt là Trung Quốc. Mức tiêu thụ thép của Trung Quốc ước tính tăng 8% so với năm 2019 và tiếp tục tăng 2% trong năm 2021.

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, sản lượng sắt thép các loại xuất khẩu trong năm 2020 đạt 9,86 triệu tấn, trị giá 5,26 tỷ USD, tăng 48% về lượng và tăng 25% về giá.

Hiệp hội Thép thế giới dự báo, nhu cầu của thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) sẽ tăng 9,4% trong năm 2021. Nhu cầu ở Trung Quốc sau khi tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020, dự kiến sẽ đi ngang trong năm 2021. Do đó, xuất khẩu thép của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng một con số trong năm 2021. Cần lưu ý, nguồn cung thế giới ổn định cũng có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối với thị trường xuất khẩu.

Dựa theo phân tích của SSI Research, giá thép trong những tháng tới vẫn ổn định do nhu cầu thế giới ổn định và gián đoạn nguồn cung. Tuy nhiên, giá thép có xu hướng tăng trong năm 2021. Nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép sẽ được thúc đẩy mạnh.

Các công ty thép có thể tận dụng tối đa nguồn cung HRC trong nước đang thiếu hụt và duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 10% trong năm 2022.

Bảng giá thép ngày 19/1/2021: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Giá thép xây dựng hôm nay 19/1/2021: Giá thép quay đầu giảm mạnh 3
Bình luận