Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 22/12: Thế giới tăng, trong nước giảm

(VOH) - Giá thép ngày 22/12 tiếp đà tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt kỳ hạn đạt mức cao. Giá thép trong nước đồng loạt giảm.

Giá thép thế giới điều chỉnh nhẹ

Giá thép ngày 22/12, giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 5 nhân dân tệ lên mức 4.485 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 22/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 22/12: Tăng nhẹ trên Sàn giao dịch Thượng Hải 2

Ngày 21/12, giá quặng sắt đạt mức cao nhất trong nhiều tuần qua, với hợp đồng kỳ hạn chuẩn trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) và Sàn giao dịch Singapore (SGX) tăng phiên thứ 4 liên tiếp, theo Reuters.

Cụ thể, hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 5/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn DCE của Trung Quốc, kết thúc giao dịch ban ngày cao hơn 2,6% ở mức 702 nhân dân tệ/tấn (tương đương 110,18 USD/tấn).

Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã đạt mức 709 nhân dân tệ/tấn, mức cao nhất theo ghi nhận kể từ ngày 28/10.

Tương tự, hợp đồng quặng sắt SZZFG2 giao tháng 2/2022 trên Sàn SGX cũng được điều chỉnh tăng 3,3%, đạt mức 128,65 USD/tấn.

Nguyên nhân của sự gia tăng này là kỳ vọng cải thiện nhu cầu đối với thành phần sản xuất thép chính của nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc.

Vào hôm thứ Ba, giá thép kỳ hạn trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải lại giảm sau 6 phiên tăng, với thép cây SRBcv1 giảm 1,4% và thép cuộn cán nóng SHHCcv1 giảm 2,3%. Trong khi đó, giá thép không gỉ SHSScv1 tăng 0,3%.

Trên thị trường giao ngay của Trung Quốc, quặng sắt loại 62% Fe tiêu chuẩn được giao dịch ở mức 125 USD/tấn vào hôm thứ Hai (20/12), tăng đều đặn kể từ ngày 15/12 để đạt mức cao nhất kể từ ngày 13/10.

Đặc biệt, giá quặng sắt trên Sàn DCE đã tăng trở lại hơn 30% từ mức thấp nhất trong tháng 11, sau khi Bắc Kinh hồi đầu tháng tuyên bố ưu tiên ổn định tăng trưởng kinh tế vào năm 2022, làm dấy lên hy vọng về các biện pháp kích thích thị trường.

Song, rủi ro giảm giá vẫn còn tồn tại, đặc biệt là khả năng bùng phát một làn sóng COVID-19 mới và việc đóng cửa do đại dịch. Tồn kho quặng sắt nhập khẩu hiện chất đống tại các cảng của nước này, và đã đạt mức cao nhất kể từ giữa năm 2018 vào tuần trước.

Sắt thép xây dựng trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm giá

Sau nhiều lần tăng, từ đầu tháng 12/2021 đến nay các doanh nghiệp sản xuất sắt, thép xây dựng đã đồng loạt điều chỉnh giảm giá bán sản phẩm.

Thép Hòa Phát giảm sâu giá bán với 2 sản phẩm của hãng, gồm dòng thép cuộn CB240 giảm 400 đồng xuống mức 16.260 đồng/kg; thép D10 CB300 giảm 310 đồng có giá 16.410 đồng/kg.Cụ thể, thép Việt Ý điều chỉnh giảm giá bán với dòng thép cuộn CB240 400 đồng/kg, xuống còn 16.210 đồng/kg; thép D10 CB300 giảm 410 đồng/kg, hiện có mức giá 16.310 đồng/kg.

Tương tự từ ngày 7/12, thương hiệu thép Việt Đức đã giảm 410 đồng/kg cho sản phẩm thép cuộn CB240, thanh vằn D10 CB300 xuống còn 16.240 - 16.540 đồng/kg.

Bên cạnh đó, thép Việt Sing và thép Việt Nhật cũng đồng loạt giảm giá sâu từ 400 - 460 đồng với 2 sản phẩm là thép cuộn CB240, thép thanh vằn D10 CB300. Hiện thép cuộn CB240 thương hiệu Việt Sing được bán với giá 16.040 đồng/kg và dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.090 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 của Công thép Việt Nhật có giá 16.190 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Mỹ, Pomina cũng điều chỉnh giảm 400 - 410 đồng/kg với dòng thép cuộn CB240.

Lý giải nguyên nhân khiến các doanh nghiệp sản xuất sắt, thép đồng loạt giảm giá, đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nêu rõ, dịch Covid-19 kéo dài nên nhiều công trình xây dựng tạm thời hoãn lại do lệnh giãn cách xã hội.

Hiện nay dù các công trình xây dựng dù được tái khởi động trở lại nhưng vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu lực lượng lao động, nhất là khu vực phía Nam. Điều này khiến việc tiêu thụ sản phẩm trong tháng 11/2021 đạt 872.846 tấn, giảm 26,11% so với tháng 10 và lao dốc 31,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung trong 11 tháng, các doanh nghiệp sản xuất thép chỉ tiêu thụ được 10,9 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2020. Sức tiêu thụ giảm mạnh là một nguyên nhân kéo giá thép đi xuống. Bên cạnh đó, giá phôi nguyên liệu trên thị trường thế giới đang lao dốc cũng là lý do khiến doanh nghiệp sản xuất thép phải giảm giá sản phẩm.

Xuất khẩu sắt thép 11 tháng đạt 10,84 tỷ USD, tăng 130,5%

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 11 giảm so với tháng trước, tuy nhiên tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt mốc 10 tỷ USD, tăng tới 130,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu sắt thép 11 tháng đạt 10,84 tỷ USD, tăng 130,5%

Cụ thể, tính riêng trong tháng 11/2021, lượng xuất khẩu sắt thép các loại là hơn 1,1 triệu tấn với trị giá là 1,16 tỷ USD, giảm 8,8% về lượng và giảm 6,1% về trị giá so với tháng trước.

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2021, tổng lượng xuất khẩu sắt thép các loại của cả nước là 12,2 triệu tấn, trị giá đạt 10,84 tỷ USD, tăng 36,8% về lượng và tăng mạnh 130,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về thị trường xuất khẩu trong 11 tháng qua, sắt thép các loại được các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường ASEAN đạt 3,49 triệu tấn, giảm 8%; sang Trung Quốc đạt 2,6 triệu tấn, giảm 20,1%; sang EU đạt 1,71 triệu tấn, tăng gấp 7 lần; sang Hoa Kỳ đạt 916 nghìn tấn, tăng 5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Bình luận