Giá thép xây dựng hôm nay 23/3: Tăng thêm 330-500 nghìn đồng/tấn từ 31/3?

(VOH) - Giá thép ngày 23/3, giá nhiều loại thép trong nước tiếp tục tăng mạnh và đây là lần thứ 6 trong tháng 8 do tình hình giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.

Giá thép trong nước tiếp tục tăng mạnh từ ngày 31/3

Các doanh nghiệp sản xuất thép thông báo, từ ngày 31/3, giá thép tiếp tục tăng. Đây là lần thứ 6 giá thép tăng liên tiếp.

Giá thép xây dựng hôm nay 23/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá thép trong nước tiếp tục tăng mạnh từ ngày 31/3

Các doanh nghiệp sản xuất thép thông báo, từ ngày 31/3, giá thép tiếp tục tăng. Đây là lần thứ 6 giá thép tăng liên tiếp.

Từ đầu tháng 3 đến nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép đã có nhiều lần điều chỉnh giá. Mới đây nhất, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen thông báo tăng giá 300 đồng/kg với các mặt hàng: tôn mạ, thép dây mạ, ống thép mạ kẽm và 2.000 đồng/m với mặt hàng tôn cách nhiệt Hoa Sen. Thời gian áp dụng giá bán mới là ngày 31/3.

Tương tự, từ 16/3, thép Kyoei, Việt Đức, Việt Nhật, Pomina cũng được điều chỉnh tăng thêm từ 500 - 650 đồng/kg đối với thép cuộn CB24 và thép thanh vằn D10 CB300, với mức giá từ 18.000 đồng/kg đến 19.800 đồng/kg.

Trước đó, ngày 15/3, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên (Tập đoàn Hoà Phát) cũng thông báo tăng thêm 600 nghìn đồng/tấn (chưa bao gồm VAT) với sản phẩm thép cây và thép cuộn xây dựng.

Công ty cổ phần Thép Việt (Pomina) vừa thông báo tiếp tục điều chỉnh giá thép tăng thêm 330 nghìn đồng/tấn đối với thép cuộn, khoảng 495 nghìn đồng/tấn đối với thép cây, đưa giá thép giao tại nhà máy vượt ngưỡng 15 triệu đồng/tấn.

Cụ thể, vừa qua Công ty cổ phần Thép Việt đã tiếp tục điều chỉnh giá thép đối với 2 mặt hàng là thép cuộn vào thép cây. Trong đó, thép cuộn tăng thêm 330.000 đồng/tấn, thép cây tăng thêm khoảng 495.000 đồng/tấn. Như vậy, giá mặt hàng này tại nhà máy đang dao động trong khoảng 15,1-15,2 triệu đồng/tấn.

Cùng với Pomina, Tổng công ty Thép VN (VNSteel) trụ sở phía Nam cũng đã tăng từ 150 nghìn đồng - 400 nghìn đồng/tấn đối với hai loại thép cây và cuộn, đưa giá thép giao tại nhà máy vọt lên mức 15,36-15,42 triệu đồng/tấn.

Như vậy đây là lần thứ 5 trong tháng 8, giá thép cuộn và cây tại nhà máy của Công ty cổ phần Thép Việt được điều chỉnh tăng giá. Tính tổng từ đầu tháng 8 đến nay, giá thép đã tăng lên khoảng 700 - 1 triệu đồng/tấn (tùy từng loại).

Nguyên nhân của việc liên tục điều chỉnh tăng giá thép là, do nguyên vật liệu đầu vào và giá USD trên thế giới tiếp tục tăng lên. Hiện tại giá phôi thép đã tăng lên mức 610- 620 USD/tấn (tháng 7 là 550- 570 USD/tấn). Thép phế cũng tăng thêm 30 USD/tấn so với tháng 7, đứng ở mức khoảng 420 USD/tấn.

Trước đó, ngay sau khi thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước chính thức điều chỉnh giá USD lên khoảng 2%, Tổng công ty Thép VN (VNSteel) cũng đã điều chỉnh giá thép lên 200 – 300 trăm nghìn đồng/tấn đối với thép cây và cuộn.

Lý do tăng giá thép được các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đưa ra trong mỗi đợt điều chỉnh chủ yếu là do tình hình giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên phải điều chỉnh giá bán.

Tính từ đầu năm đến nay, giá thép cuộn xây dựng đã tăng tới 2,45 triệu đồng/tấn.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Australia giao dịch ở mức 627 USD/tấn, tăng 235 USD so với đầu tháng 2. Giá than cốc cũng tăng liên tục kể từ năm 2021 đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép.

Nhiều chuyên gia cho rằng, do giá nguyên liệu sản xuất thép tăng, cùng với căng thẳng giữa Nga và Ukraine chưa hạ nhiệt nên giá thép chưa thể trở lại mặt bằng giá thấp hơn.

Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép ngày 23/3  giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 8 nhân dân tệ lên mức 4.853 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 23/3: Giá thép trong nước tăng thêm 330-500nghìn đồng/tấn ngày 31/3 2

Hoạt động sản xuất và nhu cầu thép của Trung Quốc, trước đó được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tháng 3 và quý II, có thể sẽ không vượt quá mức được ghi nhận vào một năm trước do sự bùng phát COVID-19 gần đây.

Song song đó, thị trường bất động sản chậm lại và nhu cầu ở nước ngoài suy yếu cũng là hai nguyên nhân khác làm lung lay sự gia tăng đã được dự đoán, theo S&P Global Platts.

Chỉ số sản xuất của Trung Quốc theo S&P Global Commodity Insights, một thước đo về tiêu thụ thép, được công bố ở mức 112 điểm trong tháng 1 đến tháng 2, tăng 8 điểm so với cùng kỳ năm 2021.

Chỉ số này dựa trên dữ liệu sản xuất từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho 17 mặt hàng sản xuất có sử dụng thép, được phân thành 7 lĩnh vực và được tính theo tỷ trọng tiêu thụ thép của chúng, với mức cơ sở là 100.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, sản xuất máy móc, phương tiện, thiết bị gia dụng và cơ sở phát điện tăng so với cùng kỳ năm trước, nhưng sản lượng đóng tàu, container và các công trình đường sắt lại thấp hơn một năm trước đó.

Một số nguồn tin thị trường cho biết, sản lượng xe của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới do nhu cầu phục hồi, đặc biệt là đối với các loại xe năng lượng mới.

Tuy nhiên, các đợt bùng phát COVID-19 mới tại Trung Quốc kể từ đầu tháng 3 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu, đồng thời gây ảnh hưởng đến một số nguồn cung cấp chip và pin ô tô.

Các đợt bùng phát đã tác động đến tiêu thụ bán lẻ của Trung Quốc nói chung do việc hạn chế đi lại và tụ tập, và sự tác động này được dự đoán có thể sẽ kéo dài sang tháng 4.

Trong khi đó, thị trường bất động sản chậm lại của Trung Quốc cũng sẽ làm suy yếu nhu cầu tiêu thụ thiết bị gia dụng. Sản xuất máy móc liên quan đến xây dựng, chẳng hạn như máy xúc, có thể tiếp tục dao động ở mức thấp trong những tháng tới.

Bình luận