Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 23/9/2019: Giá thép giảm, quặng sắt có một tuần giao dịch tồi tệ

(VOH) - Giá thép xây dựng ngày 23/9 giảm ngay ngày đầu tuần, giá quặng sắt đã giảm 6% trong tuần giao dịch trước khi các nhà đầu tư cân nhắc nhu cầu trước kì nghỉ lễ của Trung Quốc.

Giá thép xây dựng giảm

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 28 nhân dân tệ xuống 3.678 nhân dân tệ/tấn vào lúc 6h30, ngày 23/9, giờ Việt Nam.

Chốt phiên giao dịch thứ Sáu 20/9, hợp đồng thép thanh xây dựng hoạt động mạnh nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1,7% xuống còn 3.388 nhân dân tệ/tấn, theo Reuters.

Giá thép cuộn cán nóng giảm 1,8% xuống 3.400 nhân dân tệ/tấn.

Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giao tháng 1/2020, chốt phiên giảm 1,9% xuống 635 nhân dân tệ/tấn (tương đương 89,57 USD/tấn). Trong phiên có thời điểm giá quặng sắt giảm 3,5% xuống mức thấp nhất hai tuần là 624,5 nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt đã giảm 6% trong tuần giao dịch trước khi các nhà đầu tư cân nhắc nhu cầu trước kì nghỉ kéo dài một tuần tại Trung Quốc, các biện pháp hạn chế sản xuất trong mùa đông gia tăng và nguồn cung từ các mỏ phục hồi, theo Bloomberg.

Giá thép hôm nay 23/9/2019

Ảnh minh họa: internet

Hợp đồng quặng sắt giao sau trên Sàn Singapore giảm liên tiếp 4 trong 5 phiên tuần trước và ở mức 80 USD/tấn. Tại Trung Quốc, hợp đồng quặng sắt hoạt động mạnh nhất cũng ghi nhận mức thua lỗ hàng tuần.

Sự sụt giảm của giá quặng sắt trong tuần trước phản ánh tốc độ tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại, gồm cả dự báo triển vọng ảm đạm từ Ngân hàng Thế giới và OECD.

Các thương nhân đang đánh giá tác động của việc hạn chế sản lượng trong mùa đông đối với nguồn cung thép ở Trung Quốc nhằm đẩy lùi mức độ ô nhiễm không khí.

Các nhà chức trách đã đưa ra một kế hoạch dự thảo cho năm nay. Tác động tổng thể có thể tương tự như mùa đông năm ngoái, Citigroup cho biết.

Giá quặng sắt giao tháng 10 dao động giữa lỗ 1% và tăng 1,7% vào 20/9 và ở 89,72 USD/tấn vào lúc 1h56 chiều (giờ địa phương).

Giá quặng giao ngay giảm xuống 91,75 USD/tấn vào ngày 19/9 tuy nhiên vẫn tăng 25% so với năm ngoái, cao hơn chi phí sản xuất của các công ty khai thác gồm BHP và Rio Tinto.

Nhập khẩu sắt thép 8 tháng năm 2019 từ các thị trường chủ đạo sụt giảm

Trong 8 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu sắt thép từ các thị trường chủ đạo là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2019 cả nước nhập khẩu gần 9,65 triệu tấn sắt thép các loại, tương đương 6,46 tỷ USD, giá trung bình đạt 669,4 USD/tấn, tăng 3,8% về lượng, nhưng giảm 4% về kim ngạch và giảm 7,5% về giá so với cùng kỳ năm 2018.

Riêng tháng 8/2019 đạt 1,28 triệu tấn, tương đương 827,95 triệu USD, giá 646,5 USD/tấn, tăng 3,3% về lượng, tăng nhẹ 0,8% về kim ngạch nhưng giảm 2,5% về giá so với tháng liền kề trước đó; so với tháng 8/2018 cũng tăng 3,5% về lượng nhưng giảm 8,5% về kim ngạch và giảm 11,5% về giá.

Trung Quốc đứng đầu về thị trường cung cấp các loại sắt thép cho Việt Nam, chiếm 40,2% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 3,88 triệu tấn, tương đương 2,45 tỷ USD, giá 633,2 USD/tấn, giảm 11% về lượng, giảm 21,5% về kim ngạch và giảm 11,8% về giá so với cùng kỳ năm 2018.

Sắt thép từ Hàn Quốc nhập khẩu về Việt Nam cũng rất lớn, đứng thứ 2 thị trường, với 1,13 triệu tấn, tương đương 918,27 triệu USD.

Thị trường lớn thứ 3 là Nhật Bản cũng giảm cả về lượng, giá và kim ngạch, với mức giảm tương ứng 12,2%, 3,6% và 15,4%, đạt 1,34 triệu tấn.

Việt Nam cũng nhập khẩu từ Đài Loan lượng sắt thép tương đối lớn 1,11 triệu tấn, tương đương 662,52 triệu USD, giá 596,7 USD/tấn, chiếm 11,5% trong tổng lượng và chiếm 10,3% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, tăng 10,5% về lượng nhưng giảm 1% về kim ngạch và giảm 10,4% về giá so với cùng kỳ.

Trong 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu sắt thép tăng mạnh từ các thị trường sau: Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh nhất gấp 46 lần về lượng và tăng gấp 27 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 65.491 tấn, tương đương 39,91 triệu USD. Nhập khẩu từ Mexico tăng gấp hơn 18 lần về lượng và tăng 14 lần về kim ngạch, đạt 5.890 tấn, tương đương 3,64 triệu USD; Bỉ tăng 194,4% về lượng và tăng 504,9% về kim ngạch, đạt 19.040 tấn, tương đương 22,42 triệu USD; Malaysia tăng 912,3% về lượng và 318,6% về kim ngạch, đạt 257.295 tấn, tương đương 155,06 triệu USD.

Tuy nhiên, Việt Nam lại giảm mạnh nhập khẩu sắt thép từ các thị trường sau: Saudi Arabia giảm 98% cả về lượng và kim ngạch so với 8 tháng đầu năm 2018, đạt 83 tấn, tương đương 0,06 triệu USD; Đan Mạch giảm 94,7% về lượng và giảm 85% về kim ngạch, đạt 45 tấn, tương đương 0,91 triệu USD; Tây Ban Nha giảm 17% về lượng và giảm 41,5 về kim ngạch, đạt 2.956 tấn, tương đương 2,14 triệu USD.

Giá thép xây dựng hôm nay 20/9/2019: Giá thép và quặng sắt sụt giảm do lo ngại về nhu cầu yếu- Giá thép xây dựng ngày 20/9 giảm mạnh, giá quặng sắt cũng giảm liên tiếp do lo ngại về nhu cầu trong tương lai dù hiện nguồn cung quặng sắt khá đầy đủ.
Giá gas hôm nay 23/9/2019: Giảm hơn 1% do tồn kho khí gas tăng- Giá gas ngày 23/9 tiếp đà giảm sâu do tồn kho gas Mỹ tăng. Theo EIA, tỉ lệ bơm ròng vào kho lưu trữ cao hơn 28% so với mức trung bình 5 năm tính đến thời điểm hiện tại.
Bình luận