Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 25/5/2020: Giá thép giảm mạnh, giá quặng sắt chạm đỉnh 8 tháng 

(VOH) – Giá thép và giá quặng sắt ngày 25/5 trái chiều nhau, khi nền kinh tế của các nước vẫn đang trong quá trình hồi phục dần sau dịch bệnh.

Giá thép xây dựng hôm nay giảm mạnh 

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh 51 nhân dân tệ xuống mức 3.496 nhân dân tệ/tấn vào lúc 11h30, giờ Việt Nam, ngày 25/5.

Giá thép xây dựng hôm nay 25/5/2020: Giá thép giảm mạnh, giá quặng sắt chạm đỉnh 8 tháng 

Ảnh minh họa - Internet 

Giá thép đã giảm sau khi giá nguyên liệu thô giảm. Tang Binghua, chuyên gia nhà phân tích của CIFCO Futures, cho biết sự sụt giảm trong đầu phiên là do nhu cầu chậm chạp và việc điều chỉnh thị trường.

Chốt phiên thứ Sáu (22/5), giá thép thanh xây dựng giảm 1,1% trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 1,2% và giá thép không gỉ giảm 2,2%. 

Giá quặng sắt giao sau của Trung Quốc tăng phiên thứ 8 liên tiếp và cũng đánh dấu mức tăng hàng tuần mạnh nhất trong hơn 8 tháng do nhu cầu nội địa mạnh mẽ và nguồn cung từ Brazil thắt chặt, đẩy giá giao ngay lên mức cao nhất trong 9 tháng.

Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% tăng phiên thứ 4 liên tiếp, đạt 98,7 USD/tấn. 

Hợp đồng quặng sắt có khối lượng giao dịch nhiều nhất trên Sàn Đại Liên tăng 0,8% lên 716,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 100,53 USD/tấn) bất chấp tâm lí ảm đạm chung của thị trường kim loại.

Tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành thép toàn cầu đã được phản ánh qua dữ liệu sản lượng thép thô toàn cầu trong tháng 4.

Việc thu thập dữ liệu trong đại dịch COVID-19 gặp nhiều khó khăn nên bản sửa đổi của tháng 4 sẽ được cập nhật vào tháng tới.

Trung Quốc là quốc gia chiếm ưu thế với sản lượng thép thô đạt 85 triệu tấn trong tháng 4, tăng chỉ 0,2% so với tháng 4/2019.

Sản lượng của Ấn Độ và Nhật Bản giảm lần lượt 65,2% và 23,5% xuống còn 3,1 triệu tấn và 6,6 triệu tấn.

Ước tính sản lượng tại EU giảm 22,9% xuống 10,729 triệu tấn trong khi sản xuất tại Mỹ giảm 32,5% xuống còn 5 triệu tấn.

Sản lượng tại Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ giảm lần lượt 39% và 26,3% xuống còn 1,8 triệu tấn và 2,2 triệu tấn.

Sự sụt giảm trong sản xuất toàn cầu và nhu cầu nguyên liệu thô đã không ảnh hưởng đến giá quặng sắt trong tháng 4 do nhu cầu vững chắc từ Trung Quốc.

Doanh số bán xe hạng nhẹ tại Mỹ giảm gần 27% trong tháng 3 so với tháng trước đó, theo dữ liệu được công bố bởi một nhóm nghiên cứu ôtô.

Sản xuất và tiêu thụ sắt thép 5 tháng đầu năm 2020

Tình hình ngành kinh tế hiện nay đang khó khăn trong bối cảnh dịch coronavirus Covid-19, liên tục ngành thép đang đối mặt với nhiều nguy cơ. 

Sản xuất và bán hàng thép trong nước 5 tháng đầu của năm 2020 lần lượt sụt giảm 5,3% và 17,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng (HRC) thì sản xuất ngang mức 2019 trong khi tiêu thụ giảm 18%.

Tính chung 5 tháng/ 2020, sản xuất thép các loại đạt hơn 3.611.580 tấn, giảm 5,3% so với cùng kỳ 2019; tiêu thụ đạt 2.972.710 tấn, giảm 17,8% so với cùng kỳ 2019.

2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắt thép giảm 4,7% về lượng và giảm 16,1% về kim ngạch và giảm 12% về giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1,17 triệu tấn, tương đương 648,81 triệu USD, giá 554,1 USD/tấn.

Trong khi xuất khẩu sắt thép cả nước nói chung chỉ tăng nhẹ, thì tại thị trường Trung Quốc có mức tăng đột biến. Trong 15 ngày đầu tháng 3, cả nước xuất khẩu 297.018 tấn sắt thép, tổng kim ngạch hơn 165 triệu USD. Qua đó, nâng tổng kết quả từ đầu năm lên gần 1,5 triệu tấn, kim ngạch hơn 815 triệu USD, tăng 3,8% về sản lượng, nhưng kim ngạch giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019.

Xét theo thị trường, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng sắt thép, nhưng sản lượng ở thị trường này bị giảm mạnh tới 20,5% so với cùng kỳ 2019.Nhưng thị trường Trung Quốc có sự tăng trưởng đột biến. Hết tháng 2, sản lượng sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 211 nghìn tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ năm năm ngoái. 

Thái Lan rà soát gia hạn lần 3 biện pháp tự vệ đối với thép tấm không hợp kim nóng cuộn và không cuộn

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 15/5, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan về việc ngày 7/5 Cục Ngoại thương (DFT) – Bộ Thương mại Thái Lan thông báo Bản dữ liệu trọng yếu trong khuôn khổ điều tra rà soát gia hạn biện pháp tự vệ lần 3 với sản phẩm thép tấm không hợp kim cán nóng dạng cuộn và không cuộn. 

Theo thông tin tại bản dữ kiện trọng yếu này (bản dịch không chính thức), DFT cho rằng sau 6 năm áp dụng biện pháp tự vệ, ngành sản xuất nội địa đã được cải thiện, không có bằng chứng về thiệt hại hay đe dọa nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất nội địa do nhập khẩu tăng.

Do đó không cần thiết phải mở rộng việc thực thi các biện pháp bảo vệ chống lại hàng nhập khẩu.

DFT thông báo cho phép các bên gửi bình luận đối với Bản dữ kiện trọng yếu này bằng văn bản dưới dạng không mật (bắt buộc) và bản mật (không bắt buộc).

Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại, đây là vụ việc Thái Lan đã khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ từ năm 2014.

Giá gas hôm nay 25/5/2020: Tiếp đà giảm, sản xuất khí đốt tại Mỹ giảm  - Giá gas ngày 25/5 tiếp tục đà giảm từ tuần trước, do sản xuất khí đốt tự nhiên của Mỹ đã giảm xuống gần mức thấp nhất 16 ...

Giá Bitcoin hôm nay 25/5/2020: Lao dốc giảm gần 5%, nhuộm đỏ toàn sàn – Giá Bitcoin ngày 25/5 đầu tuần giảm mạnh xuống 8.700 USD, nhiều đồng tiền có giá trị trên thị trường đồng loạt giảm giá.

Bình luận