Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 25/5: Phục hồi tăng nhẹ trên sàn Thượng Hải

(VOH) - Giá thép ngày 25/5 tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt tiếp tục giảm mạnh trong phiên vừa qua do hoạt động bán tháo.

Giá thép thế giới tăng

Giá thép ngày 25/5, giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 27 nhân dân tệ lên mức 4.980 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 25/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 25/5: Phục hồi tăng nhẹ trên Sàn Thượng Hải 2

Tại Trung Quốc, chính phủ đã đưa ra những cảnh báo nhằm chống lại việc thao túng giá hàng hóa và cam kết hạn chế giao dịch đầu cơ, Reuters đưa tin.

Cảnh báo này đã kéo giá quặng sắt kỳ hạn của châu Á sụt giảm vào hôm thứ Hai (24/5), dẫn đến một đợt bán ra khác trong khu phức hợp kim loại.

Theo đó, hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 9/2021, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE), đã giảm 9,5% xuống còn 1.016 nhân dân tệ/tấn (tương đương 157,87 USD/tấn). Đây là mức thấp nhất theo ghi nhận từ ngày 15/4.

Kể từ khi chạm mức cao kỷ lục 1.358 nhân dân tệ/tấn vào ngày 12/5, giá quặng sắt trên Sàn DCE đã giảm hơn 20% trong bối cảnh giá thép tăng cao do các hạn chế về môi trường trong sản xuất ngày càng trở nên khắt khe.

Giá quặng sắt ở Áutralia đến hiện tại đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại và thị phần của các công ty khai thác đang đạt mức cao mới trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ngày càng leo thang. Vào tuần trước, giá quặng sắt kỳ hạn đã chạm mức cao kỷ lục 233,10 USD/tấn. Mặc dù giá mặt hàng này hiện đã ổn định trở lại, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mức trung bình 160 USD/tấn vào đầu năm nay và gấp đôi mức cùng kỳ năm ngoái.

Trong một cuộc họp vào Chủ Nhật tuần trước (23/5), Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đơn vị hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, đã cùng với các cơ quan chính phủ khác kêu gọi các công ty hàng hóa lớn trong nước không tăng giá.

Kiến nghị hạn chế xuất khẩu thép ở Việt Nam

Đối phó với giá thép trong nước tăng cao, ngoài giải pháp yêu cầu doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất, Bộ Công thương đang tính hạn chế xuất khẩu loại thép mà trong nước có nhu cầu.

Như phân tích ở trên, giá thép tại Trung Quốc - nước chiếm quá nửa sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép toàn cầu, đồng thời xuất khẩu gần 60 triệu tấn thép/năm, trong những tháng tới sẽ hạ nhiệt, nên giá thép tại Việt Nam cũng không thể neo ở mức cao như hiện nay. Do đó, lý do chính để đề xuất hạn chế xuất khẩu thép của doanh nghiệp Việt Nam sẽ không còn nữa.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp thép Việt Nam có khả năng xuất khẩu thép ngay trong một vài tháng tới thì cần tranh thủ, cần được khuyến khích tăng cường xuất khẩu để tận dụng cơ hội giá thép vẫn còn ở mức cao trong mấy tháng tới. Điều này càng có ý nghĩa với những doanh nghiệp thép đã tích lũy đủ/thừa nguyên liệu sản xuất thép (quặng sắt, than mỡ, than cốc) từ những quý trước.

Ngoài ra, việc hạn chế xuất khẩu bằng mệnh lệnh hành chính là điều không nên làm. Trung Quốc cũng muốn hạn chế xuất khẩu thép, nhưng họ chỉ thực hiện bằng việc xóa bỏ hoàn thuế xuất khẩu mà thôi, chứ không có chuyện cấm đoán bằng mệnh lệnh hành chính (có thể do e ngại vi phạm các quy định về thương mại quốc tế). Giả sử Việt Nam cũng đã áp dụng hoàn thuế xuất khẩu với thép, thì nay, nếu muốn giữ lại thép cho tiêu dùng nội địa, cũng chỉ nên dùng biện pháp như vậy và quyết định xuất khẩu hay bán trong nước nên là quyết định thuần túy của doanh nghiệp.

Giá thép hôm nay ngày 25/5/2021

Giá thép xây dựng hôm nay 25/5: Phục hồi tăng nhẹ trên Sàn Thượng Hải 3
Bình luận