Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 26/10: Tiếp tục xu hướng giảm

(VOH) - Giá thép ngày 26/10 giảm tiếp trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Lo ngại về việc nhu cầu thép sụt giảm vẫn tiếp tục kiềm chế đà tăng của giá quặng sắt. Giá đã giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng.

Giá thép thế giới tiếp tục đi xuống

Giá thép ngày 26/10, giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 40 nhân dân tệ xuống mức 4.849 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 26/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 26/10: Tiếp tục xu hướng giảm 2

Vào hôm thứ Hai (25/10), giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) phục hồi. Song, lo ngại về việc nhu cầu thép sụt giảm ở Trung Quốc vẫn tiếp tục kiềm chế đà tăng của nguyên liệu sản xuất thép này, Reuters đưa tin.

Theo đó, hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 1/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE), đã kết thúc giao dịch vào ban ngày cao hơn 1,7% ở mức 688,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 107,85 USD/tấn).

Trước đó, vào ngày 21/10, mức giao dịch của hợp đồng này đã giảm xuống 642,50 nhân dân tệ/tấn, thấp nhất theo ghi nhận trong vòng một tháng qua.

Trái lại, trong cùng ngày, trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng quặng sắt SZZFX1 giao tháng 11/2021 đã từ bỏ mức tăng sớm, giảm 0,5% xuống còn mức 117,95 USD/tấn.

Các nhà phân tích cho biết, tâm trạng chung trên thị trường đã được cải thiện sau khi công ty bất động sản China Evergrande Group dường như đã ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ.

Dữ liệu hàng tuần cho thấy, lượng quặng sắt xuất sang Trung Quốc từ Australia và Brazil đang có xu hướng giảm.

Hiện tại, cuộc khủng hoảng cung cấp điện tại nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc đã buộc các nhà máy phải cắt giảm hoặc tạm dừng sản xuất, vốn đã bị cản trở bởi các biện pháp kiểm soát sản lượng nhằm hạn chế phát thải.

Triển vọng thị trường thép trong nước những tháng cuối năm

Các chuyên gia dự báo trong thời gian còn lại của năm 2021 hoạt động xuất khẩu sản phẩm thép của Việt Nam cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết trong 9 tháng năm 2021, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép các loại vẫn tăng khá do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021.

Cụ thể, theo VSA, thép thành phẩm sản xuất 9 tháng đạt hơn 24,8 triệu tấn, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2020; tiêu thụ thép các loại đạt gần 22 triệu tấn, tăng 32,5% so; trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 5,7 triệu tấn, tăng 78,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Thép thô sản xuất đạt 17,79 triệu tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ đạt 17,15 triệu tấn, tăng 22%; trong đó, xuất khẩu đạt 1,59 triệu tấn tấn, giảm 31,7% so với cùng kỳ 2020.

Theo VSA, nhập khẩu thép về Việt Nam là 14,9 triệu tấn với trị giá hơn 11 tỷ USD, tăng 1% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm đạt 10,6 triệu tấn, với trị giá hơn 9 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới trong 8 tháng năm 2021, tăng 40% về sản lượng và tăng gấp 2 lần về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020. Đây là động lực thúc đẩy ngành thép giữ được mức tăng trưởng chung thời gian qua.

Nếu tính riêng trong quý 3/2021, thép thành phẩm sản xuất đạt gần 7,16 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ 2020. Tiêu thụ thép thành phẩm các loại quý 3 đạt hơn 6,2 triệu tấn, giảm lần 7%, so với cùng kỳ năm 2020.

Đại diện lãnh đạo VSA nhận định triển vọng thị trường thép Việt Nam trong quý 4/2021 sẽ tốt hơn khi các tỉnh thành dần kiểm soát được dịch bệnh và chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam để khôi phục kinh tế sau đại dịch.

Nhận định về tình hình xuất khẩu của ngành thép trong 3 tháng cuối năm, các chuyên gia cho rằng vẫn có rất nhiều tín hiệu khả quan. Theo đó, các trung tâm sản xuất thép lớn của thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tiếp tục tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu và gia tăng sản lượng nhập khẩu từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới mở cửa nền kinh tế sau khi kiểm soát được dịch bệnh với chương trình thúc đẩy đầu tư hàng ngàn tỉ đô la Mỹ từ chính quyền Tổng thống Joe Biden, trong đó gồm xây dựng hạ tầng, đã thúc đẩy nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng. Nhờ vào đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam như Tôn Hoa Sen hay Hòa Phát đã gia tăng sản lượng xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian qua.

Nhìn chung, dự báo xuất khẩu thép năm 2021 sẽ tăng trưởng tốt.

Giá thép hôm nay ngày 26/10/2021 tại 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Giá thép xây dựng hôm nay 26/10: Tiếp tục xu hướng giảm 3
Bình luận