Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 4/1/2021: Tiếp tục tăng sau kỳ nghỉ lễ

(VOH) - Giá thép ngày 4/1 tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Trung Quốc đang đặt mục tiêu xây dựng một hoặc hai mỏ quặng sắt ở nước ngoài, nhằm thúc đẩy nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép.

Giá thép thế giới tăng

Giá thép ngày 4/1 giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 25 nhân dân tệ lên mốc 4.331 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 4/1/2020
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Các nhà máy tại Trung Quốc đã mở cửa hoạt động trở lại nhưng với tốc độ chậm hơn so với tháng trước, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.

Vào ngày 31/12/2020, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) cho biết, quốc gia này đang đặt mục tiêu xây dựng một hoặc hai mỏ quặng sắt ở nước ngoài.

Việc xây dựng mỏ quặng sắt ở các nước khác sẽ thúc đẩy nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép và tăng cường khả năng định giá trên thị trường thép Trung Quốc.

Theo kế hoạch 5 năm cho lĩnh vực thép của MIIT, sản lượng vốn chủ sở hữu từ cổ phần của các công ty Trung Quốc tại các mỏ ở nước ngoài sẽ chiếm hơn 20% lượng quặng sắt nhập khẩu vào năm thực hiện.

Hiện tại, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới này đang phụ thuộc vào khoảng 80% lượng quặng sắt nhập khẩu. Tuy nhiên, trong số đó có các mỏ khai thác ở nước ngoài do Trung Quốc tham gia nắm giữ cổ phần.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ tăng tốc mức độ sáp nhập và thu mua trong lĩnh vực thép để hình thành một số tập đoàn thép mang “đẳng cấp quốc tế”.

5 nhà sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm 40% tổng sản lượng thép của quốc gia nào vào năm 2025. Trong khi đó, các nhà sản xuất thuộc top 10 sẽ chiếm 60% thị phần, tăng lên từ mức 37% hiện nay.

MIIT cho biết, các dự án thép mới ở khu vực ven biển về nguyên tắc là không được phép thực hiện. Thay vào đó, các lò điện hồ quang nên sản xuất khoảng 15 - 20% tổng sản lượng thép thô.

Cũng trong ngày cuối năm 2020, MIIT đã tuyên bố cho phép nhập khẩu thép phế liệu cao cấp từ ngày 1/1/2020. Mục đích là tăng nguồn cung thép phế liệu nội địa hàng năm lên 300 triệu tấn, theo Reuters.

Xuất khẩu sắt thép 11 tháng tăng về lượng và kim ngạch, giá giảm

 11 tháng đầu năm 2020, cả nước xuất khẩu 8,91 triệu tấn sắt thép, thu về trên 4,7 tỷ USD, giá trung bình 527,5 USD/tấn

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép tháng 11/2020 đạt 984.441 tấn, tương đương 543,06 triệu USD, giá trung bình 551,6 USD/tấn, giảm nhẹ 2% về lượng nhưng tăng 0,7% về kim ngạch và tăng 2,8% về giá so với tháng 10/2020; nhưng so với tháng 11/2019 thì tăng mạnh 53% về lượng và tăng 49,6% về kim ngạch nhưng giảm 2,3% về giá.

Tính chung cả 11 tháng đầu năm 2020, cả nước xuất khẩu 8,91 triệu tấn sắt thép, thu về trên 4,7 tỷ USD, giá trung bình 527,5 USD/tấn, tăng mạnh 48,2% về lượng, tăng 22,3% về kim ngạch nhưng giảm 17,5% về giá so với 11 tháng đầu năm 2019.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, trong tháng 11/2020 xuất khẩu sắt thép sang thị trường này đạt 377.861 tấn, tương đương 166,09 triệu USD, giá trung bình 439,6 USD/tấn, giảm nhẹ 3,9% về lượng, giảm 2,4% về kim ngạch, nhưng tăng 1,6% về giá so với tháng 10/2020; tinh chung cả 11 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc đạt 3,26 triệu tấn, thu về 1,36 tỷ USD, giá trung bình 416 USD/tấn, tăng mạnh 961,8% về lượng, tăng 888,7% về kim ngạch, nhưng giảm 6,9% về giá so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 36,5% trong tổng lượng và chiếm 28,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước.

Nhìn chung trong 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, ngoài thị trường Trung Quốc và Thái Lan tăng mạnh như trên thì xuất khẩu sang Philippines cũng tăng mạnh 118% về lượng và tăng 95% về kim ngạch, đạt 492.309 tấn, tương đương 215,37 triệu USD.

 Bảng giá thép ngày 4/1/2021: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Bình luận