Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 4/6/2020: Giá thanh cốt thép cao nhất hơn 9 năm, giá quặng sắt tăng

(VOH) – Giá thép ngày 4/6 tăng nhẹ, giá quặng sắt tại Đại Liên tăng cho dù chững lại trong thời gian ngắn do mối lo ngại về nguồn cung từ Brazil.

Giá thép xây dựng hôm nay tăng

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 27 nhân dân tệ/tấn lên mức 3.667 nhân dân tệ/tấn vào lúc 13h00 (giờ Việt Nam) ngày 4/6.

Giá thép xây dựng hôm nay 4/6/2020: Giá thanh cốt thép cao nhất hơn 9 năm, giá quặng sắt tăng

Ảnh minh họa - Internet

Hợp đồng thanh cốt thép giao tháng 10 tại sàn Thượng Hải (ShFE) đã tăng 1,5% lên 3.663 nhân dân tệ/tấn (khoảng 515,33 USD) mạnh nhất kể từ tháng 2/2011. Giá thép cuộn cán nóng tại sàn ShFE đã giảm 1,0%, sau 4 ngày tăng, trong khi thép không gỉ vẫn không có sự biến động mới.

Giá thanh cốt thép tại Trung Quốc ngày 3/6/2020 tăng lên mức cao nhất hơn 9 năm, được thúc đẩy bởi nhu cầu thép và giá thép giao ngay tăng mạnh và tồn trữ thép xây dựng thị trường nội địa suy giảm.

Giá quặng sắt trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 0,4%, cho dù chững lại trong thời gian ngắn do triển vọng nhu cầu sản xuất thép quan trọng của Trung Quốc và mối lo ngại về nguồn cung từ Brazil.

Trên Sàn giao dịch Singapore, giá quặng sắt cũng đã quay đầu giảm 0,4%. Giá than luyện cốc cũng không khá hơn khi tụt nhẹ 0,3%, trong khi than cốc tăng 0,4%.

Hiệp hội Vale Brazil hi vọng chuyến hàng quặng sắt tới Trung Quốc trong năm 2020 sẽ tăng so với 2019, do nhu cầu giảm do ảnh hưởng dịch COVID-19 ở một số quốc gia, theo Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc.

Các kho dự trữ thép thanh ở Trung Quốc theo ước tính đã giảm 40% kể từ giữa tháng 3/2020, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ do nhu cầu sản xuất sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã nới lỏng chính sách kinh tế, theo dữ liệu từ SteelHome.

Khảo sát từ Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc cho biết, nhập khẩu sắt thép của Trung Quốc dự kiến vẫn sẽ tăng trong năm 2020, nhưng mức tăng trưởng sẽ điều chỉnh xuống 6% so với dự báo 19% trước khi bị ảnh hưởng của COVID-19.

Chỉ số ngành công nghiệp thép tại Trung Quốc đều đang hồi phục mạnh mẽ trong tháng 5, trong bối cảnh nhu cầu tăng cao từ các cơ sở xây dựng hạ tầng trong nước khi các biện pháp nới lỏng sau dịch giảm bớt.

Tháng 4, các kho dự trữ than tại Ba Lan đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 7,75 triệu/tấn khi nhu cầu về điện giảm gần 10% do đại dịch COVID-19.

Các nước thuộc EU là thị trường cung cấp chủ yếu chiếm 64,6% trong tổng nhập khẩu thép phế liệu, tiếp theo là Mỹ chiếm 18,6%. Bên cạnh đó, nhập khẩu thép phế liệu đạt 5,3 triệu tấn trong 3 tháng đầu năm 2020 tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Diễn biến ngày càng tồi tệ của dịch COVID-19 tại Brazil khiến xuất khẩu quặng sắt của quốc gia này giảm nhanh, kéo giá nguyên liệu này lên 30% thành 100 USD/tấn.

Một số chuyên gia dự báo cuối năm nay, giá quặng sắt sẽ quay trở lại mức đỉnh thiết lập vào năm 2019 là 125 USD/thùng, mức giá xuất phát từ một sự cố bất ngờ khi đập giữ chất thải của mỏ khai thác bị sập.

Khi đó, vụ sập đập này khiến 270 người thiệt mạng, vài mỏ quặng sắt phải đóng cửa và lượng xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng.

Các nhà xuất khẩu quặng sắt khác như Australia đang hưởng lợi từ sự cố này của Brazil, trong khi Trung Quốc phải gánh chịu sự tăng giá sắt nhập khẩu, theo Forbes.

Nếu như năm ngoái vụ tai nạn đã khiến ngành khai thác quặng sắt của Brazil chịu thiệt hại thì năm  nay dịch COVID-19 đã làm tê liệt toàn bộ ngành khai khoáng và hoạt động tại cảng của nước này.

Không giống các quốc gia khác, Brazil không áp dụng các lệnh phong tỏa và các biện pháp cách li xã hội. Kết quả là tỉ lệ nhiễm bệnh của quốc gia này tăng nhanh chóng mặt. Đầu tuần này (25/5, Mỹ đã cấm các chuyến bay đến Brazil.

Bất chấp các mâu thuẫn, khoảng cách địa lí thuận lợi khiến Australia và Trung Quốc trở thành các đối tác thương mại hết sức phù hợp. Một tàu chở hàng đi đến Trung Quốc từ Australia chỉ mất 12 ngày đi biển, trong khi nếu đi từ Brazil thì phải mất tới 45 ngày.

Dữ liệu mới nhất về khai khoáng của Brazil cho thấy mức giảm 12% của các đơn hàng quặng sắt so với năm 2019, trong khi hai nhà sản xuất lớn nhất Australia đều tăng sản lượng: Rio Tinto tăng 7% và  Fortescue Metals tăng 24%.

McKinsey & Co, một chuyên gia tư vấn quản lý, ước tính rằng sự gián đoạn sản xuất ở các quốc gia như Brazil và Nam Phi có thể khiến sản lượng quặng sắt toàn cầu giảm 5%, tạo ra một tình thế hết sức thuận lợi cho các nhà khai thác Australia.

Credit Suisse dự kiến giá quặng sắt sẽ tăng trên 100 USD/tấn nhưng có thể không duy trì được lâu nếu Brazil có thể khôi phục xuất khẩu.

Giá gas hôm nay 4/6/2020: Tiếp tục tăng, mặc dù tồn kho ở Châu Âu đang ở mức cao  - Giá gas ngày 4/6 tăng nhẹ thêm 0,4%, lượng dầu tồn kho ở châu Âu đang tăng ở mức cao kỉ lục và nhu cầu đang giảm thấp.

Giá Bitcoin hôm nay 4/6/2020: Quay đầu tăng nhẹ, phủ sắc xanh toàn sàn – Giá Bitcoin ngày 4/6 tăng trở lại, đồng thời với sự tăng giá của nhiều đồng tiền khác. Bitcoin lên mốc 9.600 USD nhưng vẫn chưa được tin tưởng, nhiều người đang cố gắng bán ra.

Bình luận