Chờ...

Giá tiêu hôm nay 22/12/2022: Quý I/2023 xuất khẩu tiêu có thể sẽ sôi động trở lại

(VOH)-Giá tiêu ngày 22/12 đứng giá. Dự báo trong quý I/2023 xuất khẩu tiêu có thể sẽ sôi động trở lại. Sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2023 có thể tăng khoảng 5% so với 2022 lên 185.000 tấn.

Giá tiêu hôm nay 22/12 ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 59.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  57.000 đồng/kg tại Đồng Nai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 58.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 57.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 59.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 58.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 57.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

58,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

57,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

58,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

59,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

58.500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

57, 000

0

Giá tiêu hôm nay 22/12/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Sau phiên giảm nhẹ đầu tuần, thị trường trong nước tiếp tục đi ngang.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, Việt Nam xuất khẩu được 211.507 tấn hồ tiêu các loại. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 911,1 triệu USD, chiếm 44,2% kim ngạch xuất khẩu của thế giới, đưa Việt Nam tiếp tục trở thành nhà cung cấp hồ tiêu số 1 thế giới.

Bên cạnh Mỹ, Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ấn Độ, Philippine, Hàn Quốc, Nga, Singapore… Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam.

EU nhập khẩu sản lượng hồ tiêu từ Việt Nam chiếm khoảng 22 - 23%, tương đương thị trường Mỹ và các nước châu Á khác. Toàn ngành gia vị xuất khẩu vào thị trường này chiếm tỷ lệ gần 60%. Chính vì vậy Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn so với một số nước sản xuất hồ tiêu khác như: Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka và Campuchia vì mới chỉ có 4 quốc gia châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapore và Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do (FTA thế hệ mới) với EU.

Theo Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho rằng những tháng quý I/2023 , hoạt động giao dịch tiêu của Việt Nam sẽ sôi động hơn vì vừa kết thục vụ thu hoạch, tiêu còn mới. Đến quý III và IV, khách hàng sẽ tìm đến các nước như Brazil và Indonesia để mua vì đây là thời điểm thu hoạch tiêu của hai nước này.

Dự kiến sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2023 tăng khoảng 5% so với 2022 lên 180.000 - 185.000 tấn. Một số vùng của Đắk Nông năm ngoái bị ảnh hưởng bởi mưa sớm nên cây tiêu không kịp phân hóa mầm hoa, ảnh hưởng tới năng suất năm nay. Ngược lại, cũng có một số vùng ở ngay chính Đắk Nông cho sản lượng thu hoạch tốt hơn so với năm ngoái.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát phiên giao dịch ngày 22/12, Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế:

Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 0,03% chốt tại 3.590 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 giữ ở mức 2.500 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok lên 5.929 USD/tấn sau khi thêm 0,03%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.050 - 3.150 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng ở mức 4.550 USD/tấn. Sau phiên giảm sốc đầu tuần, giá tiêu đen và tiêu trắng Indonesia tăng nhẹ trở lại.

Cũng theo IPC, giá tiêu tuần trước tiếp tục ghi nhận phản ứng trái chiều, chỉ có giá tiêu nội địa Sri Lanka tăng. Cụ thể, ở Đông Nam Á, giá tiêu đen Indonesia ổn định. Trong khi đó, giá tiêu trắng Indoneisa theo chiều hướng giảm do ít giao dịch. Giá tiêu nội địa Malaysia giảm trong tuần trước do đồng Ringgit Malaysia giảm 1% so với USD (4,42 MYR/USD). Giá tiêu trắng xuất khẩu của Malaysia tiếp tục ổn định và không thay đổi.

Còn giá tiêu Việt Nam giao dịch trong nước và quốc tế giảm trong tuần trước. Giá giảm dần và thiếu vốn để tái đầu tư khiến nông dân không còn mặn mà với cây tiêu và chuyển sang cây trồng khác như sầu riêng.

Tại Nam Á, sau 4 tuần giảm, giá tiêu nội địa Sri Lanka tăng trong tuần trước. Sau 2 tuần tăng, giá tiêu Ấn Độ giảm, một phần là do đồng Rupee Ấn Độ giảm 1% so với USD (82,65 INR/USD). Tại thị trường Mỹ, giá giảm trong 2 tuần qua.

Bình luận