Giá tiêu ngày 12/11/2021: Giá quay đầu giảm mạnh 500-1.000 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu ngày 12/11 quay đầu giảm mạnh 500-1.000 đồng/kg.Trong tháng 10 năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 16.759 tấn, kim ngạch đạt 72,6 triệu USD.

Giá tiêu sáng nay giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên và giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 86.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  84.500 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong  mức 85.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 84.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  86.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 85.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 84.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

85,500

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

84,500

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

85,500

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

86.500

-1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

85,500

-1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

84, 500

-1.000

Giá tiêu hôm nay 12/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam mới công bố cho thấy, theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 10 năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 16.759 tấn, kim ngạch đạt 72,6 triệu USD. So với tháng 9, lượng xuất khẩu tăng 9,3%, kim ngạch tăng 17,3%.

Lũy tiến từ đầu năm đến hết tháng 10/2021, Việt Nam đã xuất khẩu được 229.736 tấn kim ngạch đạt 791,2 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 lượng xuất khẩu giảm 5% tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 45,8%.

Nhập khẩu của châu Mỹ tăng 8,9%% trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam đạt 50.939 tấn, tăng 8,9% so cùng kỳ. Xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường Canada, El Salvador, Dominica, Venezuela,… và giảm ở Mexico.

Ở khu vực châu Âu, nhập khẩu tăng 3,9%, đứng đầu là các thị trường Đức: 10.310 tấn, tăng 9%; Hà Lan 8.164 tấn, tăng 27,8%; Anh: 5.043 tấn, tăng 8,8%, Pháp: 4.756 tấn, tăng 27,9%…Nhập khẩu giảm ở Nga, Ba Lan, Ucraina, Isarel,….

Trong khi đó, tại khu vực châu Á nhập khẩu giảm 9,7% trong đó nhập khẩu của Trung Quốc giảm 16,5% đạt 37.283 tấn. Nhập khẩu của Ả Rập tăng mạnh 35% đạt 14.610 tấn và tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ 2 tại châu Á của Việt Nam. Nhập khẩu của Ấn Độ 11.382 tấn, tăng 1,2%; Pakistan: 9.877 tấn, tăng 8,5%; Hàn Quốc: 5.417 tấn, tăng 7,7%, … Các thị trường nhập khẩu giảm: Thái Lan, Saudi Arab, Nhật Bản, Myanmar,…

Khu vực châu Phi nhập khẩu giảm 31% trong đó Ai Cập giảm 32,7% đạt 5.237 tấn. Nhập khẩu cũng giảm ở Nam Phi, Senegal, Gambia, Tunisia, Sudan,… Các nước nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu: Đức: 4.658 tấn, Mỹ: 3.696 tấn, Hà Lan: 2.740 tấn, Trung Quốc: 2.376 tấn, Thái Lan: 1.517 tấn,…

Đứng đầu xuất khẩu hồ tiêu 10 tháng năm 2021 là công ty Olam với lượng xuất khẩu đạt 20.960 tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Tiếp theo là các doanh nghiệp Trân Châu: 20.788 tấn, giảm 12,1%; Nedspice: 16.196 tấn, tăng 9,6%; Phúc Sinh: 14.821 tấn, giảm 22,4%; Haprosimex JSC: 11.057 tấn, giảm 7,2%; Liên Thành: 9.342 tấn, tăng 37,8%,…

Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu: Olam: 3.680 tấn; Nedspice: 3.230 tấn; Liên Thành: 2.778 tấn, Trân Châu: 2.138 tấn, Phúc Sinh: 1.495 tấn, Hoàng Gia Luân: 1.231 tấn,… Khối các doanh nghiệp trong Hiệp hội xuất khẩu chiếm 73,7%, tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Như vậy, sau khi được nới lỏng giãn cách để phát triển kinh tế, tình hình xuất khẩu hồ tiêu có được cải thiện, nhưng chưa được như kỳ vọng. Với khối lượng như trên, nhiều khả năng mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD của hồ tiêu sẽ không đạt được.

Lực cản của xuất khẩu trong tháng qua đến từ việc ùn ứ hàng hóa tại các cảng biển trên thế giới, đà giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc khiến nhu cầu giảm sút bên cạnh đó là tình trạng giá cước tàu biển vẫn ở mức rất cao. Ở trong nước, sau khi giá chạm mốc 90.000 đồng/kg đã xuất hiện tình trạng bán tháo để chốt lời.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Hiệp Hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ước tính sản lượng hồ tiêu toàn cầu đạt 574.000 tấn trong năm 2021, giảm 3% so với năm trước. Trong đó sản lượng của Việt Nam giảm 8% và dự kiến giảm trong năm tới do nhiều năm liền nông dân bỏ bê, không chăm sóc. Cùng với đó là tình hình thời tiết bất lợi giai đoạn vừa qua làm năng suất giảm.

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng cao, giá nguyên liệu sản xuất như phân bón tăng trên 100% đang dẫn đến nhiều thách thức cho người dân trong chăm sóc cây tiêu. Điều này tạo cơ hội cho giá tiêu tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm nay cũng như đầu năm 2022.

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành hồ tiêu, nhu cầu từ các thị trường lớn như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Trung Đông tăng lên trong năm nay sau khi giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bình luận