Giá tiêu ngày 13/12/2021: Đứng yên chờ tín hiệu thị trường

(VOH) Giá tiêu ngày 13/12 đi ngang trên diện rộng. Trong tuần, thị trường hồ tiêu có 3 phiên đứng giá, 3 phiên giảm.

Tuần qua, giá tiêu giảm 2.000 - 2.500 đồng/kg; giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm 100 USD/tấn vào cuối tuần trước.

Giá tiêu trong nước sáng nay ổn định. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 83.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  81.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đứng yên, dao động trong  mức 82.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 81.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định, dao động trong ngưỡng  83.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động ở ngưỡng 82.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  đi ngang, dao động ở ngưỡng 81.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

82,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

81,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

82,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

83,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

82,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

81,000

0

Giá tiêu hôm nay 13/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo đánh giá, thị trường trong nước hiện khá im ắng, các công ty đồng loạt ngưng mua, phần vì đã trữ đủ hàng cho xuất khẩu tháng 12/2021, phần để nghe ngóng thị trường và chuyển dòng vốn sang cà phê đang vào vụ.

11 tháng năm 2021, xuất khẩu hồ tiêu giảm 6,7% về lượng so với năm ngoái, đạt 247.000 tấn nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 54,4% nên trị giá xuất khẩu vẫn tăng 44%, đạt 868 triệu USD.

Lượng hàng tồn trong nội địa hiện ước còn 25.000 tấn, giảm nhiều so với những năm trước. Tuy vậy lượng mua trữ tiêu cũng thấp hơn nhiều, vì năm nay giá tiêu cao, sắp tới không biết còn biến động như thế nào nên các kho ngưng mua. Điều này dẫn dòng tiền bị tắc, đẩy thị trường như "chiếc lò xo bị nén" cho những tháng đầu năm 2022.

Bên cạnh đó, mấy năm vừa qua, nguồn cung dồi dào, giá thấp nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mua trữ và khả năng một thời gian ngắn nữa mới tiêu thụ hết số hàng trữ này. Lúc đấy sẽ lộ rõ việc cần hàng để tiêu thụ, buộc phải mua nguyên liệu hồ tiêu mà chủ yếu là từ Việt Nam với gần 60% lượng hàng nguyên liệu hồ tiêu của thế giới. Với những phân tích trên, các chuyên gia đánh giá đà tăng của hồ tiêu vẫn còn rất sáng sủa, nhưng nhiều rủi ro với người trồng.

Mặc dù mới đây, giá hồ tiêu đã có tăng, người trồng tiêu đang có thu hoạch, không còn bị lỗ và khả năng sẽ có giá tốt hơn trong tương lai nhưng vẫn đang còn gặp một số khó khăn như: Do dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn làm giảm tiêu thụ hồ tiêu, đứt gãy lưu thông hàng hoá giữa Việt Nam và các nước, làm cho giá cước tàu vận chuyển đi các nước Trung Đông, châu Âu, Mỹ… tăng lên quá cao, gấp 6 - 10 lần so với trước đây.

Chưa hết, do nhiều doanh nghiệp ký bán trước giá thấp từ 40.000 - 55.000 đồng/kg nay phải mua với giá trên 70.000 đồng/kg để giao hàng theo hợp đồng nên bị lỗ nặng.

Các doanh nghiệp không bị lỗ đã tranh thủ mua hàng đầy kho khi giá còn thấp, vì vậy, hiện nay dòng tiền đang bị ngưng trệ nghiêm trọng dẫn đến giá bị giảm nhiều, kết hợp với một số đại lý chốt lời, vay tiền nóng… nên phải bán gấp.

Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp xuất khẩu là giá cước vận tải biển đang có xu hướng hạ nhiệt trong hơn hai tháng trở lại đây.

Tính đến ngày 11/11, chỉ số tổng hợp World Container Index (WCI) đo lường cước vận tải của 8 tuyến đường vận tải biển chính trên toàn cầu, do công ty Drewry World công bố, đứng ở mức 9.193 USD/container 40 feet, giảm 7% so với tháng trước.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Trong thời gian qua, giá cước tàu vận chuyển đi Mỹ và châu Âu, hai thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, có xu hướng tăng phi mã. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu.

Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp xuất khẩu là giá cước vận tải biển đang có xu hướng hạ nhiệt trong hơn hai tháng trở lại đây.

Tính đến ngày 11/11/2021, chỉ số tổng hợp World Container Index (WCI) đo lường cước vận tải của 8 tuyến đường vận tải biển chính trên toàn cầu, do công ty Drewry World công bố, đứng ở mức 9.193 USD/container 40 feet, giảm 7% so với tháng trước.

Trong đó, giá cước vận chuyển một container cỡ 40 feet chứa hàng từ cảng Thượng Hải (Trung Quốc) đến cảng Rotterdam (Hà Lan) giảm 5,5%.

Ngoài ra, giá cước vận chuyển một container cỡ 40 feet chứa hàng từ cảng Thượng Hải (Trung Quốc) đến cảng Genoa (Italia) cũng giảm 8,9%.

Tương tự, cước vận chuyển tới các cảng của Mỹ giảm 8,7 – 9,3% trong hơn một tháng qua. Trước đó, giá cước vận chuyển đi Mỹ và châu Âu cũng đã giảm 5 – 10% trong nửa đầu tháng 10.

Bình luận