Chờ...

Giá tiêu ngày 13/9/2022: Đồng loạt giảm 500 đồng/kg

(VOH) Giá tiêu ngày 13/9 giảm 500 đồng/kg. Hiện hồ tiêu VN đang bị mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn và cước phí rẻ, đây là yếu tố đang tạo áp lực cho giá tiêu

Giá tiêu hôm nay 13/9 giảm 500 đồng/kg, giá cao nhất ở ngưỡng 68.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  65.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong  mức 66.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 65.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 68.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 66.0000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

66,500

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

65,500

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

66,500

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

68,500

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

67.000

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

66, 000

-500

Giá tiêu hôm nay 13/9/2022
Ảnh minh họa: internet

Đồng USD tăng giá, xuất khẩu khó khăn do mức tiêu thụ ở các quốc gia khác giảm, và thị phần của hồ tiêu nước ta đang bị mất chính là những yếu tố đang tạo áp lực cho giá tiêu nước ta.

Theo đánh giá của VPA, hồ tiêu Việt Nam đang bị mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn và cước phí cũng rẻ hơn so với Việt Nam.

Mùa vụ cà phê đang đến, các đại lý cần tiền buôn bán cà phê nên áp lực bán tiêu từ nay đến cuối năm khá lớn.

Điểm sáng duy nhất hiện mong chờ ở thị trường Trung Quốc mở rộng cửa. Nếu quốc gia này mua mạnh có thể giúp giá hồ tiêu tăng từ 10 - 20%, so với mức hiện tại.

Theo KT&ĐT, Giám đốc điều hành Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) Firna Azura Ekaputri Marzuki cho biết, thị trường hồ tiêu hiện tại tiếp tục giảm, khi nhu cầu yếu đi trong năm nay.

Giám đốc William S C Yii của Sarawak, cho biết, do Trung Quốc - một quốc gia tiêu thụ hạt tiêu lớn - chưa hoàn toàn mở cửa lại biên giới quốc tế do chính sách zero Covid, dẫn đến việc cắt giảm nhập khẩu từ các nước sản xuất và cung cấp lớn như Việt Nam.

Việt Nam, nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới, ước tính đã xuất khẩu 261.000 tấn, trị giá 938 triệu USD (4,17 tỷ RM) vào năm 2021. Con số này giảm 8,5% về lượng nhưng tăng 42% về giá trị so với năm 2020, nhờ giá tăng mạnh.

Thị trường hồ tiêu hiện nay rất kém sôi động và cực kỳ trầm lắng. Mặc dù các container hàng hóa hiện đã có sẵn và giá cước vận chuyển toàn cầu đã giảm so với mức đỉnh lịch sử vào năm ngoái, nhưng mức này vẫn còn cao so với thời kỳ trước Covid-19.

Xu hướng giảm giá trong những tháng qua cũng không khuyến khích những nhà đầu cơ nắm giữ hàng lâu dài, đặc biệt là những người sử dụng các khoản vay để đầu cơ. Khi lãi suất ngày càng tăng trên toàn cầu, việc duy trì một vị thế đầu cơ lâu dài trở nên ít hơn hấp dẫn.

Những dấu hiệu đầy hứa hẹn cho vụ mùa tiếp theo của Việt Nam, cùng với chi phí giữ hàng cao, đang dẫn đến tình trạng tương đối trầm lắng trên thị trường và không có nhiều áp lực mua.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 12/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.159 USD/tấn, tăng 0,05%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.535 USD/tấn, tăng 0,05%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi

Trong thời gian qua, tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, giá dầu tăng cao, lạm phát kinh tế,… khiến nhu cầu toàn cầu giảm, do đó lượng nhập khẩu hồ tiêu và gia vị của các nước từ Việt Nam đều thấp hơn năm ngoái.

Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm sút do chính sách Zero COVID của nước này. Từ một nước nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ hai thế giới với khoảng 50.000 - 60.000 tấn/năm, song trong 7 tháng đầu năm nay, nước này chỉ nhập chưa đến 7.000 tấn từ Việt Nam.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), một khó khăn nữa là rào cản kỹ thuật ngày càng cao của các thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu và Mỹ, điều kiện về dư lượng chất bảo vệ thực vật liên tục được đưa ra với mức thấp hơn gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, quá trình xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức do thiếu thông tin về nhu cầu thị trường cũng như thông tin thay đổi chính sách của các nước nhập khẩu, nhất là khu vực châu Phi.

Đơn cử hồi tháng 2/2022 khi Ai Cập thay đổi chính sách nhập khẩu, tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào nước này bắt buộc phải mở L/C nhưng doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không nắm được vấn đề này nên khi hàng đưa sang bị neo lại 2 - 3 tháng.

Đến thời điểm này, có doanh nghiệp cho biết họ bị kẹt rất nhiều container tại Ai Cập, chưa biết khi nào khách hàng thanh toán do nước này đang thiếu ngoại tệ để mở L/C, nhân lực ngân hàng thiếu nên doanh nghiệp Việt Nam phải xếp hàng chờ.

Trong khi đó, giá vật tư đầu vào tăng cao như thuốc, phân bón, nhân công, cước tàu, nhiên liệu,… đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp và người nông dân.

Bình luận