Chờ...

Giá tiêu ngày 14/5/2022: Giá tiêu “lao dốc” phiên thứ 3 liên tiếp

(VOH) - Giá tiêu ngày 14/5 tiếp tục giảm mạnh 500 đồng/kg. Như vậy, 3 ngày qua giá tiêu nội địa giảm 2.500 đồng/kg. Thị trường được dự báo tiếp tục bất ổn tác động đến giá.

Gía tiêu sáng nay tiếp tục giảm 500 đồng/kg, cao nhất ở ngưỡng 76.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 73.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong  mức 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 73.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  76.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai cũng giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 73.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

74,000

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

73,000

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

74,000

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

76,000

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

75,000

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

73, 500

-500

Giá tiêu hôm nay 14/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay tiếp tục giảm 500 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. 3 ngày qua thị trường trong nước mất 2.500 đồng/kg.

Thị trường được dự báo còn nhiều yếu tố bất ổn tác động đến giá. Tỷ giá đồng USD cao kỷ lục 19 năm qua khiến hầu hết mặt hàng nông sản giảm. Sự gia tăng lãi suất ngân hàng và các chi phí kho bãi đang gây bất lợi cho việc đầu cơ dài hạn.

Đánh giá về thị trường hồ tiêu trong tháng 4/2022, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới nhận định, các nhà sản xuất tiêu tại Việt Nam gặp khó khăn đầu ra do Trung Quốc đóng cửa, trong khi đó tại Trung Đông, thị trường thường trầm lắng do 1/3 dân số theo đạo Hồi giảm ăn trong cả một tháng lễ Ramadan.

Trong thời gian tới, xuất khẩu tiêu được dự báo còn nhiều yếu tố bất ổn tác động đến giá. Trong đó, điển hình là những ảnh hưởng xoay quanh căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

Sự gia tăng lãi suất ngân hàng và các chi phí kho bãi đang gây bất lợi cho việc đầu cơ dài hạn. Đây cũng là những yếu tố góp phần thúc đẩy giá tăng của giá tiêu trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp xuất khẩu kỳ vọng các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ sớm bình thường trở lại để Việt Nam tiếp tục giữ được vị thế của nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Sự kiên định của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách “Zero COVID” không chỉ khiến chuỗi cung ứng nội địa đứt gãy mà còn tác động đến giá hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.

Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc dự báo sẽ tiếp tục giảm, đồng thời một số lô hàng hồ tiêu đang bị kẹt ở cửa khẩu có thể sẽ bị bán ngược lại Việt Nam để cắt lỗ sẽ gây áp lực lên giá tiêu trong nước.

Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn vận tải biển có thể trở nên trầm trọng hơn sau khi các biện pháp phong tỏa và hạn chế của Trung Quốc được nới lỏng bởi sẽ có sự bùng nổ lượng hàng hóa vận chuyển, từ đó tạo sức ép lớn đối với giá cước giao ngay.

Một số doanh nghiệp trong ngành nhận định, hồ tiêu Brazil hiện có mặt khắp nơi trên thế giới, Việt Nam sẽ chịu áp lực cạnh tranh nếu Brazil tấn công thị trường Trung Quốc.

Hiện tại, quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn thứ hai toàn cầu này vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tốt cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 

Mặc dù vậy, tiêu Việt Nam vẫn có điểm sáng từ thị trường Ấn Độ. Theo đó, tình trạng vỡ nợ tại Sri Lanka cho thấy sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường hồ tiêu toàn cầu do tiêu Sri Lanka chủ yếu xuất khẩu sang Ấn Độ.

Bình luận