Chờ...

Giá tiêu ngày 15/11/2022: Olam, Trân Châu và Nedspice - 3 DN xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất

(VOH)-Giá tiêu ngày 15/11 đi ngang và đang có xu hướng giảm khi đồng USD hồi phục lại. Đã có 30 thị trường, 30 doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lớn nhất lộ diện.

Giá tiêu hôm nay 15/11 đi ngang, giá cao nhất ở ngưỡng 61.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  58.000 đồng/kg tại Gia Lai và Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 59.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 58.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 61.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 60.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 58.5000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

59,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

58,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

59,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

61,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

60.500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

58, 500

0

Giá tiêu hôm nay 15/11/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường đi ngang những ngày qua và đang có xu hướng giảm khi đồng USD hồi phục lại.

Sáng nay, đồng USD tăng nhẹ trở lại sau nhiều phiên giảm, do các nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới. Cùng với đó, dòng tiền đầu cơ có dấu hiệu chạy khỏi hồ tiêu chuyển sang cà phê, khi vụ mùa trong nước dự báo tốt.

Ngày 15/11, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam công bố bản tin tháng 10/2022. Theo đó, 30 thị trường xuất khẩu hồ tiêu cùng 30 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong 10 tháng qua đã "lộ diện".

Tính đến hết tháng 10/2022, Việt Nam xuất khẩu được 195.082 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 169.016, tiêu trắng đạt 26.066 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 850,2 triệu USD, tiêu đen đạt 696,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 153,3 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái lượng xuất khẩu giảm 15,9% tương đương 36.948 tấn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 6,2%% tương đương 49,8 triệu USD.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tiếp theo là Trung Quốc và UAE. Sự thay đổi là khoảng cách giữa các thị trường. 10 tháng năm nay Trung Quốc giảm nhập khẩu từ 37.283 tấn (2021) xuống 15.741, hụt gần 22.000 tấn so với năm ngoái (57,8%); trong khi đó mức giảm của thị trường Mỹ chỉ là 10%, UAE hơn 2%.

Đáng chú ý, thị trường HongKong (Trung Quốc), Singapore tăng sốc lần lượt là 2.201 tấn (938%) và 5.556 tấn (796%).

Ở danh sách 30 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất, Olam, Trân Châu và Nedspice giữ 3 vị trí dẫn đầu. Trong đó Olam đạt 23.710 tấn, tăng 13,1%; Trân Châu đạt 22.442 tấn, tăng 8%.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu thế giới hôm nay 15/11 không có biến động,Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.540 USD/tấn, giảm 4,21%; Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.575 USD/tấn, không đổi; Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi.

Thị trường hồ tiêu thế giới hôm nay có xu hướng giảm mạnh sau khi đồng USD hồi phục trở lại.

Sáng nay, đồng USD tăng nhẹ trở lại sau nhiều phiên giảm, do các nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới.

Cùng với đó, dòng tiền đầu cơ có dấu hiệu chạy khỏi hồ tiêu chuyển sang cà phê, khi vụ mùa trong nước dự báo tốt.

Các nhà kinh tế cho rằng, thời gian tới, nông dân trồng hồ tiêu gặp một số thách thức như: Sự biến đổi khó lường của khí hậu và vấn đề sâu bệnh, quy định ngày càng nghiêm ngặt của các thị trường quan trọng cũng dẫn đến các rào cản thương mại.

Cũng trong tuần, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đưa ra thông điệp nhận định, thế giới sẽ đối mặt cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023. Giữa bối cảnh đó, thách thức đặt ra cho tất cả các ngành hàng, trong đó có hồ tiêu. Những yếu tố tiêu cực làm giảm giá hồ tiêu gồm: Lãi suất tiếp tục tăng để kiềm chế lạm phát; chiến tranh ở Ukraine đẩy giá các mặt hàng thiết yếu; cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và khủng hoảng tín dụng toàn cầu đã khiến hầu hết các đồng tiền tiêu dùng trong nước giảm giá dẫn đến chi phí nhập khẩu cao hơn.

Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đánh giá, nguồn cung toàn cầu dự kiến ở mức an toàn khi ghi nhận thu hoạch của Brazil và dư lượng dự trữ còn cao. Tổ chức này đưa ra lời khuyên, hãy bán và mua theo từng đợt thay vì đầu cơ quá mức. Đồng thời tăng cường quảng bá ở những thịd trường tiềm năng khác, nhằm bù đắp lượng hàng tồn kho dư thừa do thị trường Trung Quốc gây ra.

Bình luận