Giá tiêu ngày 18/1/2022: Vụt tăng mạnh 1.500 đồng/kg trên diện rộng

(VOH) - Giá tiêu ngày 18/1 bất ngờ bật tăng mạnh 1.500 đồng/kg tại các vùng trọng điểm. Hiệp hội Hồ tiêu VN đang tính đến tình huống nhập khẩu hồ tiêu từ các quốc gia lân cận.

Giá tiêu trong nước sáng nay vụt tăng mạnh, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 80.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  77.500 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 1.500 đồng/kg, dao động trong  mức 78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng tăng 1.500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 77.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1.500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 1.500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,500

+1.500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

77,500

+1.500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,500

+1.500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

80,500

+1.500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

79,000

+1.500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

78,000

+1.500

Giá tiêu hôm nay 18/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu tăng mạnh 1.500 đ/kg ở các vùng trồng trọng điểm so với thời điểm sáng hôm qua. Giá tiêu trong nước đang trên đà tăng trở lại, trong khi giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam được Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế niêm yết giảm 200 USD/tấn.

Tuần qua, giá hồ tiêu trong nước và quốc tế của Việt Nam giảm. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 3%, từ 3.488 USD/tấn xuống 3.387 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 3%, từ 5.238 xuống 5.076 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 4.200 USD/tấn xuống 4.160 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ mức 6.350 USD/tấn xuống 6.220 USD/tấn.

Trước biến động thời tiết và dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021, nhiều người sản xuất hồ tiêu sẽ không thu được sản lượng tiêu như dự tính. Điều này xảy ra đồng loạt tại các khu vực sản xuất hồ tiêu trên cả nước.

Thêm vào đó, các quốc gia sản xuất hồ tiêu khác như Indonesia, Ấn Độ trong tình trạng khan hiếm hàng, nguyên liệu.

Để có thể điều chỉnh được tình trạng khan hàng, thiếu nguyên liệu hồ tiêu cho chế biến và xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã tính đến tình huống nhập khẩu hồ tiêu từ các quốc gia lân cận.

Theo các chuyên gia, trong năm 2021, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, ngành hồ tiêu Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu từ Campuchia cao hơn năm 2020 là 111%.

Sản lượng hồ tiêu của các tỉnh biên giới Campuchia, giáp với Việt Nam ước đạt 30.000 tấn/năm.

Dù tổng số lượng này chỉ bằng 1/10 sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam nhưng cũng có thể giúp các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hồ tiêu tính toán được các đơn hàng trong thời gian tới, trước tình trạng dự báo thiếu nguồn cung hồ tiêu.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ước tính giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 4.703 USD/tấn, tăng 1,5% so với tháng 11/2021 và tăng mạnh 69,9% so với tháng 12/2020.

Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 3.593 USD/ tấn, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, năm 2022, giá xuất khẩu hạt tiêu sẽ tiếp tục giữ ở mức cao, tác động tích cực lên ngành.

Ngành hạt tiêu tiếp tục khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, Liên minh châu ÂU (EU), Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 18/1/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Hiêp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết tuần vừa qua ghi nhận phản ứng trái chiều với Ấn Độ và Sri Lanka gia tăng.

Cụ thể, giá tiêu Ấn Độ tăng trong tuần trước do đồng Rupee Ấn Độ tăng 1% so với USD (73,90 INR/USD). Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 1%, từ 6.747 lên 6.847 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi tăng tương ứng 1%, từ 7.015 lên 7.118 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa ghi nhận chiều hướng tích cực khi quốc gia này tổ chức lễ hội Tamil Thai Pongal từ 14 - 17/1. Tiêu đen nội địa tăng 1%, từ 5.642 USD/tấn lên 5.694 USD/tấn.

Giá tiêu đen Indonesia ổn định do thị trường ít lượng giao dịch. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này trong khoảng 3.626 - 3.636 USD/tấn; tiêu trắng nội địa trong khoảng 6.276 - 6.290 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung ở mức 4.304 - 4.313 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang giữ mức 7.245 - 7.229 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu Malaysia giao dịch trong nước và trên thị trường quốc tế tiếp tục ổn định. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa trong khoảng 1%, từ 3.586 lên 3.590 USD/tấn; tiêu trắng nội địa ở mức 6.167 - 6.173 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giữ ở mức 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching trong khoảng 7.600 USD/tấn.

Tại Mỹ, thị trường ít thay đổi hơn so với 2 tuần trước do hoạt động thương mại hạn chế vào đầu năm 2022. Hơn nữa, các thương buôn đang tất bật tìm kiếm nguồn hàng và tham khảo giá. Tiêu trắng Muntok ở mức 7.400 CF tháng 1/tháng 2.

Bình luận