Chờ...

Giá tiêu ngày 20/1/2022: Giá tăng, thị trường nhộn nhịp

(VOH) - Giá tiêu ngày 20/1 tiếp tục tăng 500 đồng/kg trên diện rộng. Giá tiêu trong nước trên đà tăng trở lại ngày thứ 3 liên tiếp.

Giá tiêu trong nước sáng nay tăng mạnh, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 78.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong  mức 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 78.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  81.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

79,500

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

78,500

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

79,500

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

81,000

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

80,000

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

79,000

+500

Giá tiêu hôm nay 20/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay 20/1 tiếp tục tăng, thêm 500 đồng/kg ở các vùng trồng trọng điểm so với thời điểm sáng hôm qua. Giá tiêu trong nước đang trên đà tăng trở lại ngày thứ 3 liên tiếp.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 14 ngày đầu tháng 1 năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 6.306 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 29,8 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân trong 14 ngày đầu tháng 1 đạt 4.804 USD/tấn (giá xuất khẩu không bao gồm thị trường Trung Quốc).

Giá tiêu xuất khẩu đã tiếp tục tăng nhẹ trong 2 tuần đầu tiên tháng 1/2022. Khối lượng xuất khẩu cũng cho thấy nhu cầu cao của thị trường thế giới.

Ngược lại, 14 ngày đầu tháng 1 năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu 296 tấn, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,5 triệu USD. Lượng nhập khẩu chủ yếu đến từ Cambodia, Malaysia và Indonesia. Các doanh nghiệp Thái Sang, Harris Freeman, KSS Việt Nam và Gia vị Sơn Hà nhập khẩu chính.

Lượng hồ tiêu xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước năm 2021 đạt 190.376 tấn, giảm 12,3% so với 216.992 tấn của năm 2020 và giảm 16% so với 226.589 tấn của năm 2019.

Theo thông tin từ Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2021 cả nước có hơn 240 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hồ tiêu.

Đáng chú ý, vị trí đứng đầu thuộc về doanh nghiệp FDI là Olam Việt Nam với khối lượng đạt 26.887 tấn, tăng 7,4% so với 25.044 tấn của năm 2020 và tăng 35,2% so với 19.891 tấn của năm 2019.

Một doanh nghiệp FDI đáng chú ý khác là Nedspice Việt Nam cũng ghi nhận khối lượng xuất khẩu tăng mạnh 11,6% so với năm 2020, đạt 20.199 tấn và đứng thứ 3 về doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam năm 2021.

Ngoài ra, một đơn vị FDI xuất khẩu hồ tiêu khác nằm trong nhóm dẫn đầu là Harris Freeman cũng tăng mạnh 27,7% trong năm qua.

Trong khi đó, lượng hồ tiêu xuất khẩu của một số doanh nghiệp lớn trong nước lại chứng kiến sự sụt giảm trong năm qua như: Công ty Trân Châu (Pearl Group) giảm 9%, Phúc Sinh giảm 21,1%, Haprosimex JSC giảm 8,8%, Gia vị Sơn Hà giảm 9,8%...

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 20/1/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Theo trang peppertrade, giá tiêu đen tiếp tục ổn định trong nửa cuối năm 2021 do thị trường dự đoán sẽ chứng kiến sản lượng thấp hơn vào năm 2022, đặc biệt là từ Việt Nam.

Trong khi đó, thị trường Indonesia và Brazil được báo cáo ghi nhận sản lượng vụ tiêu ở mức trung bình, và điều này cũng giúp giữ cho thị trường ổn định.

Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát hơn đối với vi khuẩn salmonella từ hạt tiêu Brazil, có hiệu lực từ tháng 1/2022.

Các nhà phân tích kỳ vọng giá tiêu đen sẽ ổn định trong quý đầu tiên của năm 2022 và tăng mạnh vào giữa năm, chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu từ Trung Quốc và Mỹ.

Bình luận