Giá tiêu ngày 21/12/2021: Đồng loạt lao dốc, thị trường ảm đạm

(VOH) - Giá tiêu ngày 21/12 giảm mạnh 1.000 đồng/kg, thị trường ảm đạm và tuột dốc không phanh từ đầu tháng 11/2021, bất chấp nguồn hàng khan hiếm và nhu cầu dịp cuối năm tăng cao.

Giá tiêu trong nước sáng nay không đổi. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 81.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  78.500 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong  mức 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 78.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  81.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 79.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

79,500

-1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

78,500

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

79,500

-1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

81,000

-1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

80,000

-1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

79,000

-1.000

Giá tiêu hôm nay 21/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Tính từ đợt giảm đầu tháng 11/2021 đến nay, giá tiêu mất gần 10.000 đồng/kg. Trong khi đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam mới điều chỉnh giảm 1 lần 100 USD/tấn từ đầu tháng 12/2021.

Đợt suy giảm của hồ tiêu trong nước ghi nhận từ đầu tháng 11/2021, khi giá tiêu cán mốc 90.000 đồng/kg. Lúc này nhiều chuyên gia nhận định đà tăng cho 2 tháng cuối năm vẫn còn, và giá tiêu trong nước sẽ đạt mức 100.000 đồng/kg khi kết thúc năm 2021.

Nhưng trái với nhận định chung đó, thị trường trong nước tuột dốc không phanh, bất chấp nguồn hàng khan hiếm và nhu cầu dịp cuối năm tăng cao.

Đợt giảm đầu tiên là lực bán tháo để chốt lời khi cán mốc 90.000 đồng/kg. Nông dân, các đại lý, giới đầu cơ xả hàng khi được giá để tập trung cho vụ cà phê đang vào giai đoạn thu hoạch rộ. 2 tuần suy giảm liên tiếp đầu tháng 11/2021 đẩy giá tiêu trong nước mất 4.000 - 4.500 đồng/kg.

Tiếp đó, một vài công ty lớn trong nước đã cố gắng thúc đẩy thị trường, bằng cách bán giá thấp hơn trên thị trường, nhưng ngay lập tức mua với số lượng lớn hơn trong tuần qua cho lô hàng tháng 11 và tháng 12 thông qua các đại lý/thương nhân khác nhau. Việc mua đi bán lại của thị trường đã kích thích bán đồng thời làm giảm giá tiêu xuống sâu hơn. Qua hoạt động trên một lượng hàng xuất khẩu vừa đủ cho cuối năm đã được gom về với giá hợp lý.

Đến giai đoạn cuối năm 2021, thông tin về những vườn tiêu ở Đồng Nai, Đắk Nông bắt đầu thu hoạch tiếp tục kéo giảm giá hồ tiêu thêm nữa. Bên cạnh đó, nguồn tiền cạn kiệt, thương nhân Trung Quốc hạn chế mua hàng, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục hoành hành (làm giảm nhu cầu, khó khăn cho vận tải) cũng góp phần làm giảm giá hồ tiêu.

Tuy vậy, trong hơn 50 ngày suy giảm của hồ tiêu vừa qua, cũng có những đợt điều chỉnh tăng nhẹ, với biên độ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện nay, đa phần ý kiến đều dự báo giá sẽ tăng trở lại trong thời gian tới do nguồn cung toàn cầu khan hiếm, và nhu cầu xuất khẩu quý 1/2022. Để chặn đà giảm hiện nay, các chuyên gia khuyên nên hạn chế bán ra, không bán theo phong trào và cân nhắc nhu cầu thực tế để xuất hàng.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 11 tháng năm 2021, các doanh nghiệp đã nhập khẩu 23.017 tấn hồ tiêu, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nguồn hồ tiêu nhập từ Indonesia, Brazil và Campuchia chiếm 86,7%.

Đáng chú ý, từ năm 2020, trong khi nguồn nhập hồ tiêu từ Indonesia, Brazil giảm mạnh thì nhập từ Campuchia lại tăng mạnh. Riêng trong 11 tháng năm 2021, Việt Nam đã nhập 5.731 tấn tiêu Campuchia, tăng 111% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài việc thu mua nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp còn nhập hồ tiêu để chế biến xuất khẩu

Ông Nguyễn Nam Hải, nguyên Chủ tịch VPA, cho biết theo khảo sát sơ bộ, sản lượng hồ tiêu ở các tỉnh biên giới Campuchia giáp Việt Nam ước đạt 30.000 tấn/năm, chủ yếu bán sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Hai năm qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên có một lượng hồ tiêu Campuchia chuyển sang xuất khẩu chính ngạch. Các doanh nghiệp chủ yếu nhập hồ tiêu để chế biến xuất khẩu.

Trong đó, nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập đến 76% sản lượng.

Bình luận