Chờ...

Giá tiêu ngày 24/11/2021: Tiêu đen toàn cầu đang tăng trưởng và được kỳ vọng cao

(VOH) - Giá tiêu ngày 24/11 đi ngang trên diện rộng.Thị trường tiêu đen toàn cầu tăng trưởng với tốc độ ổn định và được kỳ vọng cao từ các nhà đầu tư.

Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 84.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  81.500 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 82.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng không đổi, dao động ở ngưỡng 81.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động trong ngưỡng  84.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 83.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định, dao động ở ngưỡng 82.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

82,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

81,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

82,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

84.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

83,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

82, 000

0

Giá tiêu hôm nay 24/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Mới đây, theo báo cáo của Fior Markets, thị trường tiêu đen toàn cầu dự kiến tăng từ 3,903 tỷ USD vào năm 2020 lên hơn 5,99 tỷ USD vào năm 2028.

Báo cáo cho biết, thị trường tiêu đen toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ ổn định và được kỳ vọng cao từ các nhà đầu tư. Thị trường được thúc đẩy bởi sự gia tăng chi tiêu cho các sản phẩm thực phẩm và tăng thu nhập ở các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu tiêu trong nửa đầu tháng 11/2021 đạt 8.248 tấn các loại. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.511 USD/tấn, tăng 4,2% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 10/2021.

Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt 1 tỷ USD trong năm 2021 này nhiều khả năng không đạt được, nhưng với dự báo tươi sáng giai đoạn 2021 - 2028, ngành tiêu Việt hoàn toàn có hy vọng trở về thời hoàng kim những năm trước.

Tuy nhiên, hiện nay khối lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm 60% lượng hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới, nhưng 80% sản phẩm vẫn ở dạng thô. Chính vì vậy, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng, thời gian tới, mục tiêu của ngành là nâng tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến lên cao hơn, giảm tỷ lệ xuất khẩu tiêu thô.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (15 - 19/11) tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ cho thấy chiều hướng tích cực. Tuần trước nữa, giá tiêu quốc gia này đi ngang sau 3 tuần tăng liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 4%, từ 6.223 USD/tấn lên 6.501 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi cũng tăng 4%, từ 6.492 lên 6.770 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng tuần thứ 5 liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 3%, từ 4.741 USD/tấn lên 4.895 USD/tấn. Giá tiêu tại Sri Lanka đã tăng tới 19% trong 1 tháng qua.

Tuần trước tại Việt Nam, giá tiêu nội địa tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm, trong khi đó giá tiêu giao dịch quốc tế ổn định trong 2 tuần qua. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 2%, từ 3.616 USD/tấn xuống 3.528 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 3%, từ 5.536 xuống 5.368 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giữ trong khoảng từ 4.290 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh lại bất ngờ tăng 1%, từ 6.458 USD/tấn lên 6.500 USD/tấn.

Trái ngược với với Việt Nam, giá tiêu giao dịch nội địa và quốc tế của Indonesia tiếp tục tăng trong 3 tuần qua do nông dân giữ hàng chờ giá lên. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 2%, từ 3.753 USD/tấn lên 3.830 USD/tấn; tiêu trắng nội địa tăng 1%, từ 6.418 lên 6.501 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung tăng 2%, từ 4.449 USD/tấn lên 4.538 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang tăng 1%, từ 7.389 lên 7.482 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu nội địa và quốc tế của Malaysia tiếp tục ổn định trong 2 tuần qua. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa trong khoảng 3.603 - 3.616 USD/tấn; tiêu trắng nội địa 6.093 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giữ ở mức 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.400 USD/tấn.

Ông S Appadurai, Chủ tịch Hiệp hội Trồng trọt bang Karnataka (KPA) (Ấn Độ) cho biết, người trồng đang phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn do những cơn mưa liên tục, khiến họ phải phun thêm thuốc để ngăn chặn tình trạng nhiễm nấm.

Theo ông Kishore Shamji, Điều phối viên của Hiệp hội Những người trồng Tiêu và Gia vị Ấn Độ, thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến sản lượng trong vụ mùa năm nay, buộc nông dân phải thanh lý lượng hàng có sẵn vào cuối vụ để lấy tiền trang trải.

Chính thực trạng này đã làm cho sản lượng hồ tiêu tại đây trở nên cạn kiệt, dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung trên thị trường và không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ.

Trong khi đó, nhu cầu về bột tiêu đã bắt đầu tốt lên kể từ lễ hội Navaratri vào tháng 10 và khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa sau những nới lỏng trong quy định phòng chống dịch COVID-19.

Điển hình trong số đó là việc nhiều tiệc cưới được tổ chức trở lại, bên cạnh đó, các khách sạn và cửa hàng thực phẩm cũng tái triển khai cung cấp dịch vụ ăn uống, The Hindu Business Line đưa tin.

Bình luận