Chờ...

Giá tiêu ngày 24/3/2022: Suy giảm mạnh 500- 1.000 đồng/kg

(VOH) Giá tiêu ngày 24/3 giảm thêm 500 -1.000 đồng/kg. Vụ thu hoạch hồ tiêu VN dự kiến sẽ kiến thúc sau 15/4. Đến thời điểm đó thị trường dự báo khó có biến động mạnh theo chiều hướng đi lên.

Giá tiêu trong nước sáng nay giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giảm 1.000 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 77.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong  mức 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg , dao động trong ngưỡng  80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 77.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,500

-1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

77,000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,500

-1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

80,500

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

79,000

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

77, 500

-500

Giá tiêu hôm nay 24/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giảm 1.000 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm hôm qua. Vụ thu hoạch hồ tiêu Việt Nam dự kiến sẽ kiến thức sau 15/4. Đến thời điểm đó thị trường trong nước dự báo khó có biến động mạnh theo chiều hướng đi lên.

Năm nay, do có sự chuẩn bị và kỳ vọng giá tăng khi sản lượng giảm nên nông dân và các đại lý nhỏ tích cực ôm hàng, chỉ bán ra lượng vừa đủ để trang trải chi phí. Trong khi đó, nhu cầu bấp bênh của thị trường thế giới, giá cả biến động liên tục khiến các đơn vị xuất khẩu lớn hạn chế bán xa, bán khống. Cho nên nhìn tổng thể thị trường lúc này đang có chiều hướng tiêu cực, chiều lên rất khó khăn.

Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, đường tăng của hồ tiêu lại rất rõ. Trước tiên, do sản lượng cảu Việt Nam giảm khoảng 10%, sản lượng của một số nước cũng giảm tương tự. Từ nhiều tháng nay lượng hồ tiêu Indonesia xuất khẩu đã giảm rõ rệt, do phần lớn dành chi nhu cầu nội địa. Sản lượng giảm đẩy giá tăng là chuyện đương nhiên.

Tiếp đến là lạm phát trên bình diện toàn cầu. Giá nguyên/nhiên vật liệu tăng cao đẩy giá hàng hóa "tát nước theo mưa". Khi có lạm phát, với mặt hàng thiếu cung, giới đầu cơ có xu hướng mua trữ hàng để đảm bảo giá trị đồng tiền. Trường hợp này đúng với mặt hàng hồ tiêu.

Thông tin từ Phòng NN & PTNT huyện Lăk (tỉnh Đắk Lắk), phần lớn các vườn hồ tiêu năm nay cho năng suất giảm, đặc biệt có vườn năng suất giảm từ 20 đến 50%. Nguyên nhân do những năm trước, giá thấp, vật tư nông nghiệp lại tăng cao nên nhiều nông dân bỏ bê, không đầu tư phân bón, chăm sóc khiến vườn cây bị suy thoái dẫn đến năng suất bị giảm sút mạnh.

Thêm vào đó, thời điểm mùa mưa năm 2021 thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây hồ tiêu, việc xử lý ra bông, đậu trái gặp khó khăn, tỷ lệ hạt đậu ít, tình trạng bệnh chết nhanh, chết chậm xuất hiện khiến nhiều người trồng hồ tiêu vẫn gặp nhiều khó khăn dù giá cả có tăng hơn mọi năm.

Giá tiêu giảm 2.500 - 3.500 đồng/kg trong bối cảnh nguồn cung dồi dào khi các địa phương bước vào thu hoạch.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết các địa phương đang bước vào thu hoạch vụ mới, nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá giảm.

Dự kiến các nhà nhập khẩu sẽ bắt đầu tăng mua kể từ tháng 4 trở đi, khi Việt Nam vào thu hoạch giai đoạn cuối. Ngày 18/3, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa giảm mạnh từ 2.500 – 3.500 đồng/kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 28/2, xuống còn 78.500 – 81.000 đồng/kg.

Mức giảm cao nhất 3.500 đồng/kg diễn ra ở các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai; mức giảm 3.000 đồng/kg diễn ra ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông; mức giảm 2.500 đồng/ kg diễn ra ở tỉnh Gia Lai.

Giá hạt tiêu trắng ở mức 119.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 2, nhưng vẫn cao hơn so với mức giá 103.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2021.

Giao dịch hạt tiêu thế giới cũng đang diễn ra khá ảm đạm. Xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, lạm phát, hàng hóa tăng giá tại nhiều quốc gia.

Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực lên giá hạt tiêu toàn cầu. Xu hướng giảm giá được dự báo sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, bởi chí phí sản xuất, từ phân bón, xăng dầu, công thu hái tăng cao, trong khi thời tiết diễn biến bất thường khiến sản lượng hạt tiêu giảm.

Tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, vụ mùa hạt tiêu năm nay bị mất mùa do thời tiết không thuận lợi, dẫn đến nguồn cung giảm.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo số liệu từ Cục Thống kê Trung ương Indonesia (BPS), trong năm 2021, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Indonesia giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm, đạt 37.738 tấn, trị giá 166,8 triệu USD, so với năm 2020 giảm 35,4% về lượng, nhưng tăng 4% về trị giá.

Năm 2021, lượng hạt tiêu của Indonesia xuất khẩu sang Việt Nam đạt 8.285 tấn, sang Mỹ đạt 5.294 tấn, sang Trung Quốc đạt 4.908 tấn, giảm lần lượt 60,7%, 20,3% và 56,8% so với năm 2020.

Vào giữa tháng 3/2022, đồng nội tệ của Ấn Độ và Sri Lanka giảm khiến giá hạt tiêu giảm. Trong khi đó, Sri Lanka đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1948.

Kinh tế bất ổn khiến giá hạt tiêu đen nội địa của Sri Lanka giảm 4%, từ mức 6.374 USD/tấn xuống còn 6.106 USD/tấn.

Tại Đông Nam Á, giao dịch diễn ra khá ảm đạm. Ở Indonesia, tình trạng giao dịch diễn ra ảm đạm kéo dài từ năm 2021 đến nay.

Nguồn cung hạt tiêu tại thị trường Indonesia không nhiều, chỉ đủ phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, trong khi vụ mùa thu hoạch niên vụ mới bắt đầu vào tháng 7, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận