Chờ...

Giá tiêu ngày 27/10/2022: Áp lực nguồn cung dồi dào, giá thấp

(VOH)-Giá tiêu ngày 27/10 tiếp tục neo ở mức thấp. Áp lực vào đầu vụ mới và nguồn dự trữ được đánh giá dồi dào đang gây sức ép giảm lên thị trường trong nước.

Giá tiêu hôm nay 27/10 ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 59.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  56.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 57.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 56.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 59.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 58.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 57.0000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

57,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

56,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

57, 500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

59,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

58.500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

57, 000

0

Giá tiêu hôm nay 27/10/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Hôm qua, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đã niêm yết tăng nhẹ giá tiêu xuất khẩu của Indonesia, và giữ nguyên ở những thị trường khác. Từ đầu tuần, tổ chức này liên tục điều chỉnh giá tiêu của Indonesia lên xuống thất thường.

Áp lực vào đầu vụ mới và nguồn dự trữ được đánh giá dồi dào đang gây sức ép giảm lên thị trường trong nước. Từ đầu tuần này, giá tỷ giá USD đang xu hướng đi xuống, tuy nhiên giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu, trong đó có cà phê và hồ tiêu không được lợi, thậm chí giảm.

Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, đồng USD đảo chiều giảm nhưng cũng không hỗ trợ giá do tiền tệ của Việt Nam nới lỏng tỷ giá, đồng nghĩa với việc xuất khẩu sẽ gia tăng giá bán để thu về nhiều ngoại tệ hơn. Đầu phiên giao dịch ngày 27/10 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm mạnh 1,21%, xuống mốc 109,74.

Trên các diễn đàn những người trồng hồ tiêu Việt Nam, tâm lý bi quan đang bao trùm. Đa số ý kiến đều nhận định thị trường có thể về 50.000 đồng/kg khi vào vụ thu hoạch rộ. Yếu tố đột biến nâng đỡ thị trường chỉ có thể đến từ việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm.

Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn như giá bán thấp, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đang ngày càng cao hơn của các thị trường.

Việc đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu là rất quan trọng. Ngay cả Trung Quốc, thị trường nhập khẩu quan trọng của tiêu Việt Nam cũng đã có những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng thực phẩm. Do đó sản xuất bền vững ngành hồ tiêu là một nhiệm vụ tất yếu quan trọng.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 26/10 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 25/10 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.665 USD/tấn, tăng 0,14%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.475 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.931 USD/tấn, tăng 0,12%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Trong tháng 9, xuất khẩu tiêu của Brazil sang các thị trường chính đều tăng so với tháng 8, có thể kể đến như: Việt Nam đạt 2.246 tấn, tăng 52,7%, UAE tăng 35,7%, Morocco tăng 72,7%, đặc biệt Đức tăng hơn 7 lần,…

Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam - nước sản xuất và xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu 12.997 tấn tiêu từ Brazil với trị giá 4,9 triệu USD, tăng 2,7 lần về lượng và 3,8 lần về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây cũng là lượng tiêu nhập khẩu lớn nhất mà Việt Nam nhập khẩu từ Brazil từ trước đến nay. Qua đó đưa Việt Nam trở thành nước nhập khẩu tiêu lớn nhất từ Brazil trong 9 tháng đầu năm nay, chiếm 22% thị phần xuất khẩu tiêu của nước này so với mức 8% của cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, trở ngại lớn nhất Brazil vẫn là sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên hồ tiêu. Điều này khiến Brazil gặp khó khăn trong việc mở rộng thị phần tại các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU hay Mỹ.

Trong khi đó, Việt Nam lại đang là quốc gia có công nghệ chế biến tiêu hiện đại nhất thế giới. Vì vậy, ngoài xuất khẩu, Việt Nam còn là một trong những nước nhập khẩu và chế biến tiêu hàng đầu.

Bình luận