Chờ...

Giá tiêu ngày 29/9/2022: Dự báo giá hạt tiêu tiếp đà giảm do đầu ra gặp khó khăn

(VOH)-Giá tiêu ngày 29/9 tiếp tục đi ngang, trên thị trường thế giới, giá tiêu Indonesia và Ấn Độ liên tục giảm.

Giá tiêu hôm nay 29/9 đi ngang, giá cao nhất ở ngưỡng 66.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  63.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 65.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 63.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 66.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 65.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 64.5000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

64,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

63,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

64, 500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

66,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

65.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

64, 500

0

Giá tiêu hôm nay 29/9/2022
Ảnh minh họa: internet

Thị trường hồ tiêu trong nước hôm nay vẫn tiếp tục phiên đi ngang. Theo nhận định của các chuyên gia, trong tháng 9/2022, giá hạt tiêu nước ta tiếp đà giảm do đầu ra gặp khó khăn.

Thị phần hồ tiêu của nước ta đang bị ảnh hưởng khi Brazil đang có giá chào xuất khẩu cạnh tranh hơn so với giá chào bán của Việt Nam khoảng từ 200 - 300 USD/tấn.

Nguyên nhân vừa qua quốc gia này đẩy mạnh hàng tồn từ vụ trước để có chỗ chứa cho hàng vụ mới. Cộng thêm chi phí logistic của quốc gia này cũng đang có lợi hơn Việt Nam.

Dự báo, giá tiêu trong nước sẽ biến động theo xu hướng giảm trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ toàn cầu ở mức thấp. Ngoài ra, xuất khẩu giảm sút, đồng USD lại liên tục tăng cao gây sức ép lên giá hồ tiêu.

Trên bình diện toàn cầu, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế vẫn giữ nguyên giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam từ đầu tuần, tuy nhiên lại liên tục điều chỉnh giảm giá tiêu xuất khẩu của Indonesia.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong tháng 9/2022, giá hạt tiêu Việt Nam tiếp đà giảm do đầu ra gặp khó khăn. Brazil đang bước có giá chào xuất khẩu cạnh tranh hơn so với giá chào bán của Việt Nam khoảng từ 200 - 300 USD/tấn. Nguyên nhân vừa qua quốc gia này đẩy mạnh hàng tồn từ vụ trước để có chỗ chứa cho hàng vụ mới. Cộng thêm chi phí logistic của quốc gia này cũng đang có lợi hơn Việt Nam.

Tổng xuất khẩu tiêu của Brazil trong 8 tháng đã được nâng lên mức 51.701 tấn, trị giá hơn 204,25 triệu USD, chỉ còn giảm 7,4% về lượng so với mức giảm hai con số trước đó, đồng thời trị giá vẫn tăng 26,6% so với cùng kỳ.

Dự báo, giá tiêu trong nước sẽ biến động theo xu hướng giảm trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ toàn cầu ở mức thấp. 15 ngày đầu tháng 9/2022 Việt Nam xuất khẩu được 5.983 tấn, kim ngạch đạt 23,9 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 8/2022 đạt 7.469 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 29,89 triệu USD.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 28/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 27/9 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.824 USD/tấn, giảm 0,57%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.650 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.215 USD/tấn, giảm 0,58%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi

Trong tháng 8, những nước nhập khẩu tiêu hàng đầu của Brazil gồm có Việt Nam (1.482 tấn), Ai Cập (826 tấn), Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (754 tấn) và Ấn Độ (513 tấn).

Tính đến hết tháng 8, Việt Nam đã nhập khẩu kỷ lục 10.732 tấn tiêu từ Brazil với trị giá lên đến 40,1 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần về lượng và 3,3 lần về trị giá so với cùng kỳ.

Việt Nam đang dẫn đầu về nhập khẩu tiêu Brazil, chiếm đến 21% tổng xuất khẩu của nước này

Ngoài ra, xuất khẩu tiêu của Brazil sang Morocco và Ấn Độ cũng tăng mạnh lần lượt là 74,3% và 57,8%.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil sang nhiều thị trường lớn khác như Mỹ, Đức, Ai Cập, Pakistan,… lại giảm mạnh.

Sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên hồ tiêu vẫn là trở ngại lớn nhất của ngành tiêu Brazil, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU).

Do đó, một số nguồn tin cho rằng Brazil đã xuất khẩu tiêu sang Việt Nam và Ấn Độ, các quốc gia có công nghệ khử trùng tiêu hiện đại nhất thế giới để chế biến thêm trước khi tái xuất trở lại châu Âu và các nước khác.

Bình luận