Chờ...

Giá tiêu ngày 3/1/2022: Dự báo nguồn cung hạt tiêu xuất khẩu bị thắt chặt sẽ giúp đà tăng mạnh

(VOH) - Giá tiêu ngày 3/1, thị trường trong nước trong dịp nghỉ Tết Dương lịch đang giữ ổn định. Theo chuyên gia, nguồn cung hạt tiêu xuất khẩu bị thắt chặt sẽ là động lực cho đà tăng mạnh.

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 82.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  79.500 đồng/kg  tại Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 79.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng  82.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng ổn định, dao động ở ngưỡng 81.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đứng giá, dao động ở ngưỡng 80.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

80,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

79,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

80,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

82,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

81,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

80,000

0

Giá tiêu hôm nay 3/1/2021
Ảnh minh họa: internet

Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước trong dịp nghỉ Tết Dương lịch đang giữ ổn định.

Kết thúc tuần trước, thị trường trong nước tăng 2.000 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, tăng 2.500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ. Tổng kết năm giá tiêu nội địa tăng 51 - 54%.

Năm 2021, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ trở lại của ngành hồ tiêu Việt Nam. Về nguyên nhân chính được cho là diện tích, sản lượng hồ tiêu Việt Nam liên tục sụt giảm, trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu trên thế giới đang có xu hướng phục hồi trở lại.

Nhưng thị trường hồ tiêu Việt Nam thiếu tính bền vững, dễ bị chi phối. Và dù có sản lượng áp đảo trên thế giới, hồ tiêu Việt vẫn chưa có vị thế xứng đáng trên thị trường quốc tế.

3 năm qua, giá hạt tiêu nguyên liệu tại khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung phần lớn sản lượng tiêu của Việt Nam đã tăng trên 2 lần. Sau một thời gian giảm giá, các chuyên gia nhận định giá tiêu đang bước vào chu kỳ hồi phục về giá, do nhu cầu thế giới tăng cao, nguồn cung thiếu hụt.

Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đang là nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất trên thế giới, nên khi dự báo sản lượng năm nay có thể bị sụt giảm tới 8%, nguồn cung hạt tiêu xuất khẩu bị thắt chặt lại sẽ là động lực cho đà tăng mạnh này.

Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm 60% lượng hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới với nhiều sản phẩm phong phú như: tiêu đen, tiêu xanh, tiêu trắng… Tuy nhiên 80% sản phẩm tiêu xuất khẩu vẫn ở dạng thô. Chính vì vậy, thời gian tới mục tiêu của ngành là nâng tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến lên cao hơn, giảm tỷ lệ xuất khẩu tiêu thô.

Hiện diện tích trồng tiêu trên cả nước khoảng 140.000 ha và mục tiêu đến năm 2025, ngành tiêu phấn đấu sẽ có khoảng 30% diện tích trồng tiêu an toàn, tạo tiền đề để phát triển ngành tiêu chế biến sau này.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã dần chuyển hướng sản phẩm thô qua chế biến để xuất khẩu. Và việc phát triển vùng tiêu nguyên liệu bền vững, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp với người nông dân đang là cách ngành tiêu đang làm để tái cơ cấu lại ngành theo hướng bền vững, đi sâu vào chế biến, thay vì mở rộng sản lượng như trước kia.

Với những kết quả đạt được trong năm 2021, cùng sự nỗ lực của các đơn vị, ngành tiêu đang hướng tới mốc xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm 2022.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 3/1/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Hiệp hội Thương nhân, Người trồng Hồ tiêu và Gia vị Ấn Độ cho biết, lượng tiêu nhập khẩu nhiều từ Sri Lanka đã giới hạn giá tiêu nội địa ở Ấn Độ.

Vào đầu tháng 12/2021, giá tiêu tại nước này đã chạm mức cao kỷ lục 532 rupee/kg, trước khi giảm trở lại do lượng tiêu Sri Lanka nhập khẩu tràn vào.

Các thương nhân chỉ ra rằng, lượng tiêu nhập khẩu sẵn có ở nhiều thị trường tiêu thụ ngày càng tăng đã khiến giá nội địa giảm, đóng cửa ở mức 515 rupee/kg tại Kochi vào giữa tháng 12/2021.

Các lô hàng tiêu có giá nhập khẩu tối thiểu là 500 rupee/kg với 8% thuế nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA) và 2% thuế phúc lợi xã hội.

Theo ông Kishor Shamji, Điều phối viên của Hiệp hội tại Kerala, nhập khẩu hạt tiêu đen của Ấn Độ vào tháng 11/2021 đạt mức cao kỷ lục 1.814 tấn, bao gồm 39 tấn không thuế theo Hiệp định Thương mại Tự do Indo-Sri Lanka (ISFTA).

Ông cho biết, đây là mức cao kỷ lục trong vòng ba năm qua. Vào tháng 11/2020, sản lượng tiêu đen nhập khẩu là 454 tấn, và đạt mức 230 tấn vào 11/2019, theo The Hindu Business Line.

Bình luận