Chờ...

Giá tiêu ngày 4/3/2022: Phục hồi tăng 500đồng/kg, nông dân vẫn bán nhỏ giọt

(VOH) - Giá tiêu ngày 4/3 bất ngờ phục hồi sau chuỗi ngày giảm mạnh do hiện lực cầu mua vào để chuẩn bị đơn hàng tháng 4 giúp thị trường chững lại đà giảm.

Giá tiêu trong nước sáng nay tăng, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 78.000 đồng/kg  tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong  mức 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

79,500

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

78,500

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

79,500

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

80,500

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

79,500

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

78, 000

+500

Giá tiêu hôm nay 4/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Sau 3 ngày suy giảm mạnh, giá tiêu trong nước đồng loạt quay đầu tăng thêm 500 đồng/kg tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Theo đánh giá, hiện lực cầu mua vào để chuẩn bị đơn hàng tháng 4 giúp thị trường chững lại đà giảm. Năm nay người trồng tiêu có kỳ vọng hơn về mức giá tốt nên hầu như xuất bán nhỏ giọt, đợi tăng giá.

Tuy Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam chưa đưa ra nhận định vụ mùa năm nay sau 2 đợt khảo sát vừa qua, nhưng tổng hợp phản ánh chung của nông dân trên các diễn đàn cho thấy sản lượng năm nay tiếp tục sụt giảm so với năm trước. Đây là hệ lụy sau nhiều năm nông dân bỏ bê không chăm sóc vườn tiêu vì giá xuống quá thấp.

Cây hồ tiêu không giống như cây trồng khác, để giữ vườn thực sự ổn định, lâu dài đòi hỏi nhà nông phải có kiến thức trồng và yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe. Ngoài ra, những năm qua do giá thấp, nhiều hộ không chú trọng chăm vườn, thăm vườn nên một số diện tích tiêu chết, sâu bệnh đồng loạt, kém năng suất, diện tích giảm.

Thông tin từ Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt gần 14,2 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao, gồm: Cà phê tăng 35,6%; cao su tăng 6,6%; gạo tăng 22,3%; hồ tiêu tăng 43,8%; sữa và sản phẩm sữa tăng 11,1%...

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 4/3/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của Mỹ trong năm 2021 tiếp tục tăng khi nước này mở cửa trở lại và sống chung an toàn với COVID-19 cũng như triển khai các gói kích thích tăng trưởng kinh tế.

Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy GDP, nước này tăng 5,7% trong năm ngoái – mức cao nhất kể từ năm 1984. Tiêu dùng tại Mỹ trong năm ngoái tăng 7,9%, nhờ người Mỹ tích cực chi tiêu và giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao.

Theo số liệu từ Ủy Ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), Mỹ đã chi 360,4 triệu USD để nhập khẩu khối lượng kỷ lục 94.174 tấn hồ tiêu trong năm 2021, tăng 8,8% về lượng và tăng 44,4% về trị giá so với năm 2020.

Trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng bình quân khối lượng hồ tiêu nhập khẩu của Mỹ vào khoảng gần 5%/năm.

Trong đó, Việt Nam đang là nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ với tỷ trọng chiếm 67,5% tổng nhập khẩu của nước này trong năm 2021, với 63.565 tấn, tăng 10,2% so với năm 2020 và đánh dấu mức tăng trưởng trong năm thứ 6 liên tiếp.

Ngoài ra, Mỹ cũng tăng mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ Ấn Độ (tăng 77,5%), Trung Quốc (tăng 76,6%), Tây Ban Nha (tăng 26,7%),… Trong khi đó, Mỹ giảm nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường cung cấp lớn thứ hai là Brazil với mức giảm 22,8% trong năm 2021, chỉ đạt 11.182 tấn.

Bình luận