Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 1/8: Giá xăng dầu trong nước có thể giảm 1.000 đồng/lít vào chiều nay

(VOH) Giá xăng dầu ngày 1/8 giảm sau khi tăng vọt vào cuối tuần trước. Dự báo chiều nay giá xăng dầu trong nước có thể giảm 1.000 đồng/lít.

Giá xăng dầu thành phẩm thế giới tiếp tục giảm khiến nhiều doanh nghiệp dự báo, giá xăng dầu trong nước có thể giảm lần thứ 4 liên tiếp. Đợt điều chỉnh giá ngày 1/8 sắp tới, nếu không trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu, giá xăng được dự báo giảm quanh mức 1.000 đồng/lít.

Giá xăng dầu ngày 1/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Một trong những lí do tác động giá xăng ở kỳ điều chỉnh ngày 1/8 phụ thuộc vào việc trích lập quỹ bình ổn xăng dầu. Nếu mức trích lập quỹ như 2 lần trước với xăng là 950 đồng/lít, dầu 500 đồng/lít thì tại kỳ điều chỉnh này, giá xăng không giảm mà còn tăng. Trước việc, Quỹ bình ổn xăng dầu không còn phù hợp, tại Dự thảo Luật Giá sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Chiều 21.7, liên bộ Công thương - Tài chính đã cho điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Theo đó, mức giảm đối với các mặt hàng xăng từ 2.700 - 3.600 đồng/lít, với dầu từ 1.000 - 1.800 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 1/8/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 1/8: Giá xăng dầu trong nước có thể giảm 1.000 đồng/lít vào chiều nay 1/8 2

Giá xăng dầu thế giới giảm

Giá xăng dầu ngày 1/8, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,69% xuống 97,94 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao tháng 10 cũng giảm 0,7% xuống 103,24 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới ngày 1/8/2022

Giá xăng dầu hôm nay 1/8: Giá xăng dầu trong nước có thể giảm 1.000 đồng/lít vào chiều nay 1/8 3

Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (1/8), khi các thị trường hướng sự chú ý vào cuộc họp tháng 8 của nhóm các nhà sản xuất lớn OPEC+ trong tuần này.

Quyết định không tăng sản lượng sẽ khiến Mỹ thất vọng sau khi Tổng thống Joe Biden thăm Arab Saudi trong tháng trước, với hy vọng đạt được một thỏa thuận khai thông.

Các nhà phân tích cho rằng OPEC+ sẽ khó có thể thúc đẩy nguồn cung do nhiều nhà sản xuất thành viên đang phải chật vật để đáp ứng hạn ngạch sản xuất.

Trong khi đó Tổng thư ký mới của OPEC nói rằng tư cách thành viên của Nga trong nhóm rất quan trọng cho sự thành công của thỏa thuận, tờ Alrai của Kuwait đưa tin hôm 31/7, trích dẫn cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Haitham al-Ghais.

Ông cho biết OPEC không cạnh tranh với Nga, và gọi nước này là một người chơi lớn, chính và có ảnh hưởng lớn trong bản đồ năng lượng thế giới, theo tờ Alrai. OPEC+ là một liên minh của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn dầu.

Cũng theo ông Al-Ghais, "OPEC không kiểm soát giá dầu, nhưng nhóm vận hành theo phương thức điều chỉnh thị trường theo cung và cầu", mô tả tình trạng hiện tại của thị trường dầu là "rất bất ổn và hỗn loạn."

Giá dầu đã tăng vọt vào năm 2022 lên cao nhất kể từ năm 2008, đạt trên 139 USD/thùng vào tháng 3, sau khi Mỹ và châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga vì cuộc tấn công Ukraine. Kể từ đó, giá đã giảm xuống còn khoảng 108 USD, do lạm phát tăng vọt và lãi suất cao hơn làm gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái sẽ làm suy yếu nhu cầu.

Bình luận