Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 16/3: Giá dầu lao dốc, mất mốc 100 USD/thùng

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 16/3 biến động trái chiều sau khi lao dốc dưới mốc 100 USD/ounce, khi Nga đề xuất sẽ cho phép khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran và lo ngại đại dịch gia tăng ở Trung Quốc.

Giá xăng dầu thế giới trái chiều    

Giá xăng dầu ngày 16/3, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,81% xuống 95,66 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng 0,69% lên 99,08 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 16/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 15/3/2022

Giá xăng dầu hôm nay 16/3: Giá dầu lao dốc, mất mốc 100 USD/thùng 2

Ngày 15/3, Nga cho biết có thể tiếp tục vai trò là một bên trong thỏa thuận hạt nhân Iran, ám chỉ cho phép "hồi sinh" thỏa thuận từng đạt được năm 2015 này. Nếu thành công, các lệnh trừng phạt với ngành dầu Iran sẽ được dỡ bỏ, cho phép Tehran nối lại xuất khẩu dầu.

Phương Tây đã áp lệnh trừng phạt Nga để đáp trả chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine nhưng không thể ngăn Trung Quốc và Ấn Độ mua dầu Nga.

OPEC cho biết, lực cầu dầu năm 2022 đối mặt nhiều thách thức, dấy lên khả năng tổ chức này điều chỉnh giảm dự báo lực cầu.

Những diễn biến mới nhất làm chao đảo thị trường dầu thô là sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm virus Covid-19 ở Trung Quốc – nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và những gì có vẻ tiến triển trong cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Ukraine và Nga.

Chốt phiên giao dịch giao dịch ngày thứ Ba (15/3), giá dầu Brent giao sau giảm mạnh 6,5% xuống 99,91 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 6,4% xuống 96,44 USD/thùng. Trong phiên có thời điểm giá Brent giảm xuống mức thấp nhất là 97,44 USD và dầu WTI xuống 93,53 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 25/2.

Theo ước tính của công ty tư vấn năng lượng Rystad, nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc có thể giảm đến 0,5 triệu thùng/ngày nếu tình trạng này kéo dài.

Bên cạnh đó, phát biểu của Tổng thống Ukraine cho biết họ phải chấp nhận thực tế sẽ không gia nhập NATO cũng làm tăng kỳ vọng các bên sẽ quay trở lại đàm phán trong tương lai gần. Ukraine từ bỏ ý định gia nhập NATO cũng chính là một trong những đòi hỏi của Nga để đổi lấy việc ngừng bắn.

Mặt khác, đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran cũng có thể bổ sung thêm nhiều thùng dầu mới vào thị trường.

Trong khi, báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ cho biết, tồn kho dầu thô tại Mỹ tăng mạnh 3,8 triệu thùng, cũng đang làm suy yếu tâm lý thị trường.

Trước những thông tin trên sẽ làm "dịu" cơn khát nguồn cung, giúp giảm giá thị trường kể từ sau khi nhiều nước đã cấm dầu từ Nga.

Các nhà phân tích nhận định, tuần này, nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ diễn biến xuất khẩu dầu của Nga, sau khi trào lưu bán chốt lời diễn ra vào tuần trước.

Bình luận