Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Dự báo giá xăng tăng đến 1.000 đồng/lít

(VOH) Giá xăng dầu ngày 21/4 giảm nhẹ trên thị trường thế giới. Giá xăng dầu trong nước có thể tăng 800-1.000 đồng một lít vào chiều nay nếu nhà điều hành không trích Quỹ bình ổn.

Giá xăng dầu trong nước có thể tăng đến hơn 1.000 đồng/lít vào chiều nay

Theo doanh nghiệp đầu mối, giá xăng có thể tăng 800-1.000 đồng một lít vào ngày 21.4 nếu nhà điều hành không trích Quỹ bình ổn.

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Dự báo giá xăng có thể tăng đến 1.000 đồng mỗi lít vào chiều nay 1

Ảnh minh họa: internet

Dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore trong chu kỳ mới có chiều hướng tăng trở lại so với giai đoạn trước.

Cụ thể, xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5 RON 92) có giá bình quân là 118.59 USD/thùng; xăng RON 95 là 125,93 USD/thùng.

Có thời điểm xăng RON 92 quay trở lại mốc sát 130 USD/thùng, còn xăng RON 95 có lúc giao dịch với giá 132 USD/thùng. Giá dầu cũng tăng lên, dầu diesel nhiều thời điểm được giao dịch gần 147 USD/thùng.

Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở TP.HCM cho biết, giá xăng dầu đã quay đầu tăng mạnh trong 10 ngày qua. Trong tuần trước, dầu thế giới tăng hơn 9% đẩy giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều chỉnh này chắc chắn tăng mạnh. Dự kiến mức tăng đối với giá xăng từ 800 - 1.000 đồng/kg, với dầu có thể tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu cơ quan điều hành chi sử dụng quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng ít hơn.

Trước đó, tại kỳ điều chỉnh ngày 12.4, xăng E5 RON 92 giảm 830 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 840 đồng/lít. Còn mỗi lít dầu diesel giảm 700 đồng, dầu hỏa giảm 740 đồng/lít, riêng dầu mazut giữ nguyên giá.

Sau điều chỉnh, xăng E5 RON 92 có giá bán tối đa là 26.470 đồng/lít; RON 95 là 27.310 đồng/lít; dầu diesel 24.380 đồng/lít, dầu hỏa 23.020 đồng/lít.

Tại kỳ này, cơ quan điều hành trích lập quỹ bình ổn đối với xăng RON 95 là 550 đồng/lít, E5 RON 92 là 650 đồng/lít, dầu diesel là 500 đồng/lít, dầu hỏa là 350 đồng/lít. Việc chi quỹ bình ổn kỳ này chỉ áp dụng với dầu mazut là 481 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 21/4/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Dự báo giá xăng có thể tăng đến 1.000 đồng mỗi lít vào chiều nay 2

Giá xăng dầu thế giới hôm nay giảm nhẹ

Giá xăng dầu ngày 21/4, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,27% xuống 102,17 USD/thùng vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 6 giảm 0,02% xuống 107,23 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h00ngày 21/4/2022

Giá xăng dầu hôm nay 21/4: Dự báo giá xăng có thể tăng đến 1.000 đồng mỗi lít vào chiều nay 3

Chốt phiên giao dịch ngày 20/4, giá dầu thô Brent giao sau giảm 0,7% xuống 106,53 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI giảm 0,7% xuống 101,86 USD.

Cả hai loại dầu thô đều giảm khoảng 5% hôm 19/4 sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu gần một điểm phần trăm, với lý do khủng hoảng Nga - Ukraine tác động tới nền kinh tế và cảnh báo rằng lạm phát đã trở thành một mối nguy hiểm rõ ràng hiện nayy đối với nhiều quốc gia.

Giá dầu được hỗ trợ bởi triển vọng nguồn cung thắt chặt sau các lệnh trừng phạt chống lại Nga – nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới và là một nhà cung cấp quan trọng của Châu Âu.

Thị trường cũng được hỗ trợ bởi một báo cáo của Cơ quan Thông Tin Năng lượng Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 8 triệu thùng trong tuần trước do xuất khẩu tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn hai năm.

Tuy nhiên, cả hai loại dầu trên đã giảm khoảng 5% trong phiên trước đó, sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu gần 1 điểm phần trăm.

Việc tiếp tục phong tỏa ở Trung Quốc do Covid cũng gây thiệt hại cho nhu cầu tại quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này và gây áp lực lên giá.

Ủy ban Châu Âu đang làm việc để tăng cường các nguồn cung cấp năng lượng thay thế sẵn có nhằm giảm ảnh hưởng của lệnh cấm dầu mỏ Nga và thuyết phục Đức cùng các quốc gia EU chấp thuận biện pháp này.

Trong khi đó, nhiều đợt ngừng hoạt động đã bổ sung lo ngại về nguồn cung. Libya thành viên của OPEC đã buộc phải dừng sản xuất 550.000 thùng/ngày vì một làn sóng phong tỏa các mỏ dầu lớn và kho cảng xuất khẩu.

Tổ chức OPEC+ trong tháng 3 đã sản xuất dầu ít hơn mục tiêu 1,45 triệu thùng/ngày do sản lượng của Nga bắt đầu sụt giảm sau khi các nước Phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt.

Bình luận