Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 9/2: Giá xăng dầu trong nước có thể sẽ tăng mạnh

(VOH) - Giá xăng dầu thế giới ngày 9/2 tăng trở lại nhờ tiến trình trong đàm phán giữa Mỹ và Iran về thoả thuận hạt nhân.

Giá xăng dầu trong nước có thể sẽ tăng mạnh vào ngày 11/2

Theo Cục Quản lý giá, trong kỳ điều hành ngày 11/2, giá xăng dầu trong nước có thể chịu áp lực điều chỉnh tăng rất lớn từ giá xăng dầu thế giới.

Giá xăng dầu hôm nay 9/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Báo cáo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho hay, tình hình giá cả thị trường trước và trong Tết Nguyên đán từ ngày 31/1 đến 2/2 (tức từ ngày 29 tháng Chạp đến ngày mùng 2 Tết) giá cả bình ổn, không có dấu hiệu khan hàng, sốt giá. Nhưng sau Tết, có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá, nhiều mặt hàng sẽ tăng giá.

Trong đó, giá gas, giá xăng dầu đang chịu tác động rất lớn từ thị trường thế giới. Giá bán lẻ gas bắt đầu tăng từ ngày 1/2 (tức ngày Mùng 1 Tết) do tác động của giá thế giới tăng.

Hiện nay, giá các mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng (LPG) đang ở mức cao do chịu tác động từ thị trường thế giới. Do đó, trong kỳ điều hành ngày 11/2, giá xăng dầu trong nước sẽ chịu áp lực điều chỉnh tăng rất lớn từ giá thế giới. Từ đó, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất.

So với nhu cầu xăng dầu trong nước khoảng 18 triệu tấn/năm, sản lượng xăng dầu sản xuất trong nước hiện đáp ứng khoảng 70% nhu cầu (xăng sản xuất trong nước đáp ứng trên 90% và dầu DO đáp ứng trên 60%). Bộ Công Thương dự báo thị trường xăng dầu Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng trưởng ở mức 5-10%.

Nguồn cung xăng dầu ở Việt Nam hiện còn phụ thuộc khá lớn vào thị trường thế giới. Trong khi đó, giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng tăng cao.

Giá dầu thế giới tăng 'sốc' vào ngày 4/2 do bão tuyết hoành hành tại nhiều khu vực ở Mỹ gây lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung. Có thời điểm, giá dầu Brent đã leo đến mốc 93,7 USD/thùng, còn giá dầu WTI vọt lên ngưỡng 93,17 USD. Đây là mức giá cao nhất của giá dầu Brent và giá dầu WTI kể từ tháng 10/2014.

Tới phiên giao dịch ngày 5/2 và 6/2, giá dầu thế giới vẫn ở xu hướng tăng. Tuy nhiên, tới ngày 7/2, giá dầu Brent và dầu WTI đồng loạt quay đầu giảm xuống dưới 93 USD/thùng. Cả hai loại dầu thô đã có tuần tăng thứ 7 liên tiếp, đánh dấu chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Giá dầu thế giới tăng mạnh đã khiến xăng dầu ở Việt Nam leo thang. Giá xăng dầu trong nước đã có 3 lần tăng liên tiếp.

Các chuyên gia dự báo, giá xăng dầu trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày 11/2 được dự báo sẽ tăng mạnh theo giá xăng dầu thế giới.

Trước đó, trong kỳ điều hành ngày 21/1, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng giá xăng dầu.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 9/2/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 9/2: Giá xăng dầu trong nước có thể sẽ tăng mạnh vào ngày 11/2 2

Trong một diễn biến khác, hai ngày qua, nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở miền Tây đóng cửa hoặc treo thông báo “hết xăng”. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất tại huyện Phú Tân, Châu Phú , TP Châu Đốc (An Giang), huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)…

Ông Phạm Văn Rư, Giám đốc Công ty TNHH Dư Hoài (Sóc Trăng), cho biết doanh nghiệp là thương nhân phân phối xăng dầu. Từ 26 Tết, các đầu mối xăng dầu ở Cần Thơ tạm ngưng cung cấp hàng cho đến mùng 7 tháng Giêng.

Theo ông Rư, dịp Tết các đại lý bán tăng sản lượng 5-7 lần nên hết xăng dầu cục bộ. Phía đại lý rất muốn mua nhưng đầu mối không bán với lý do xăng dầu về không kịp.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay tăng

Giá xăng dầu thế giới ngày 9/2, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ 0,39% 89,7 USD/thùng vào lúc 8h00 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 4 tăng 0,09% lên 91,31 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h00 ngày 9/2/2022

Giá xăng dầu hôm nay 9/2: Giá xăng dầu trong nước có thể sẽ tăng mạnh vào ngày 11/2 3

Giá dầu giảm hơn 2% từ mức cao nhất 7 năm, do việc nối lại các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Mỹ và Iran, có thể hồi sinh một thỏa thuận hạt nhân quốc tế và cho phép xuất khẩu nhiều dầu hơn từ các nước sản xuất OPEC.

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba (8/2), giá dầu thô Brent giảm 2,1% xuống 90,78 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt, nhẹ WTI của Mỹ cũng giảm 2,1% xuống 89,36.

Tuy nhiên, cả hai hợp đồng đều phải đối mặt với tình trạng bù hoãn bán trong những tháng tới.

Đầu tuần, giá dầu thô Brent đã tăng lên 94 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014, còn giá dầu WTI đạt 93,17 USD vào cuối tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 9/2014.

Thỏa thuận giữa Mỹ và Iran có thể đem lại cho thị trường hơn 1 triệu thùng/ngày (bpd) từ Iran, thúc đẩy nguồn cung toàn cầu thêm khoảng 1%.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết trong Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO), sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng lên 12 triệu bpd trong năm 2022 và 12,6 triệu bpd năm 2023 từ mức 11,2 triệu bpd năm 2021 và so với mức cao kỷ lục 12,3 triệu bpd năm 2019.

Ngoài ra, giá dầu chịu áp lực giảm do triển vọng tồn trữ dầu thô Mỹ sẽ tăng. Các nhà phân tích dự kiến tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng 400.000 thùng trong tuần đến ngày 4/2/2022.

Giá dầu leo thang nhờ nhu cầu toàn cầu tăng, căng thẳng Nga - Ukraine, gián đoạn nguồn cung từ các nhà sản xuất như Libya và việc OPEC+, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh như Nga, giảm sản lượng kỷ lục vào năm 2020.

Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng lên 12,0 triệu thùng/ngày vào năm 2022 và 12,6 triệu thùng/ngày vào năm 2023 từ mức 11,2 triệu thùng/ngày trong năm 2021, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết trong Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO). Năm 2019, quốc gia này sản xuất kỷ lục 12,3 triệu thùng/ngày.

Giá dầu cũng chịu thêm áp lực từ triển vọng tồn kho dầu thô của Mỹ tăng. Các nhà phân tích dự đoán dữ liệu tồn kho dầu mới nhất của Mỹ sẽ ghi nhận mức tăng 400.000 thùng trong tuần tính đến ngày 4/2.

Bình luận