Header-01
Đăng nhập

Nỗ lực vươn lên làm giàu của những thương binh

(VOH) - Trong chiến tranh họ-những cựu chiến binh, thương binh là những đã đóng góp công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Trở lại hậu phương, trong cuộc sống hôm nay họ lại là những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần nỗ lực phấn đấu vươn lên vượt qua mọi hoàn cảnh, thương tật để trở thành những người thành đạt. Họ không những trở thành người làm kinh tế giới mà cỡn giúp đỡ, đem lại v

Nỗ lực vươn lên làm giàu của những thương binh

(VOH) - Trong chiến tranh họ-những cựu chiến binh, thương binh là những đã đóng góp công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Trở lại hậu phương, trong cuộc sống hôm nay họ lại là những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần nỗ lực phấn đấu vươn lên vượt qua mọi hoàn cảnh, thương tật để trở thành những người thành đạt. Họ không những trở thành người làm kinh tế giới mà cỡn giúp đỡ, đem lại việc làm cho nhiều người và cùng chung tay xây dựng thành phố Hồ Chí Minh.

Khi được chúng tôi hỏi về sự nỗ lực vươn lên làm giàu của mình, ông Huỳnh Huề - chủ một xí nghiệp may mặc ở phường 8, quận Tân Bình, nơi giải quyết việc làm cho hàng chục con em bộ đội và thương binh, đã nói giản dị: “Từ chiến trường sang thương trường chúng tôi vẫn chiến đấu với tinh thần người lính, đó là giám nghĩ, biết làm và phải làm thật tốt”. Đây cũng là suy nghĩ chung của rất nhiều tấm gương thương binh làm kinh tế giỏi. Có trò chuyện với họ, chúng tôi mới hiểu được sự nỗ lực vượt qua tự ti, mặc cảm bản thân để vươn lên làm giàu.

Thương binh Nguyễn Đình Đoàn, ở phường Bình Phước, quận 9 khi rời quân ngũ về địa phương với thương tật ở sợ não và bị mù hai mắt. Không cam chịu số phận. Với số vốn ít ỏi, vợ chồng anh chọn nghề đi mua giấy phế liệu bán lại để mong đắp đổi bữa rau, bữa cháo qua ngày. Thế nhưng, cái đói không chịu buông tha gia đình anh. Nhiều đêm anh trằn trọc nghề cách dao động để kiếm tiền. Đến năm 1988, tia hy vùng đổi đời bắt đầu rọi đến gia đình anh. Ngoài việc được vay một triệu đồng vốn, hỗ trợ mặt bằng để mở cơ sở thu mua phế liệu, anh còn được Hội Cựu chiến binh quận 9 giao quản lý cơ sở kinh doanh này. Thế rồi “nghề dạy nghề, cái khó ló cái khôn”! Hoạt động kinh doanh mở rộng, không dừng ở việc mua bán phế liệu, anh thương binh Nguyễn Đình Đoàn đã còn phân loại giấy phế liệu để bán lại cho các cơ sở sản xuất bao bì. Nhờ giữ chữ tín, cơ sở của anh Đoàn ngày càng ăn nên làm ra. Và hôm nay, gia đình thương binh Nguyễn Đình Đoàn không chỉ xóa được cái nghèo, mà mua sắm đầy đủ vật dụng tiện nghi trong gia đình, vợ chồng anh cỡn mua được xe ô tô chở hàng.

Còn với tấm gương thương binh 1/4 Trần Quang Khải, 46 tuổi, Giám đốc doanh nghiệp sản xuất-thương mại-dịch vụ thép Đồng Tiến – Nhật Việt lại thể hiện tài năng và bản lĩnh vượt khó điển hình của một người lính từng trải qua chiến đấu khốc liệt. Anh bị thương nặng năm 1979 trong cuốc chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc. Rời quân ngũ, anh cùng vợ vào sinh sống tại TPHCM. Những ngày đầu vơ cùng gian khổ, anh vừa điều trị các vết thương, lại giúp anh trai cân nhôm phế liệu để đúc ra vành xe đạp, còn vợ anh đi hái rau muống và vớt bèo tấm bán cho những nhà nuôi heo, nuôi vịt. Lần hồi, vợ chúng anh cũng tích cóp được một ít tiền, lại học thêm được nghề đúc vành xe, anh chị mở cơ sở sản xuất vành xe đạp Đồng Tiến. Trên cơn đường gian nan gặt hái thành công, anh thương binh Trần Quang Khải đã rất thành công trong sản xuất kinh doanh. Với phẩm chất đẹp đẽ của anh “Bộ đội Cụ Hồ”, người thương binh này còn luôn nhớ đến sự hy sinh của đồng đội. Chính anh đã giúp con em họ một cách ân tình và đầy hiệu quả. Hiện nay, doanh nghiệp của anh có hơn 100 1ao động, hầu hết 1à cựu chiến binh, thương binh, bộ đội xuất ngũ. Giám đốc doanh nghiệp Đồng Tiến, Trần Quang Khải cho biết:

Chúng tôi đến thăm Anh hùng 1ao động, thương binh Nguyễn Tấn Quang – chủ cơ sở cơ khí Quang Minh để nghe ông nói về chuyện vươn lên làm giàu của mình. Mái đầu hoa râm ở cái tuổi gần 70, ông chậm rãi kể về những ngày tháng đã qua. Ông nới: “Tôi còn may mắn hơn nhiều đồng chí- đồng đội ở chỗ là có một cái nghề, chứ hiện nay nhiều anh em bị thương về rồi chẳng biết làng gì nên đâm ra chán nản rồi khổ cả cho bản thân và cho gia đình. Nghĩ đến đó tôi thấy mình sao hạnh phúc quá”. Với quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”. Ông đã mở cơ sở cơ khí Quang Minh để tạo việc làm cho các thương binh và con cháu của họ. Anh hùng 1ao đồng, thương binh Nguyễn Tấn Quang, chia sẻ:

Người lính Cụ Hồ năm xưa, trên chiến trường dù trong hoàn cảnh nguy nan nào cũng giữ vững một niềm tin chiến thắng, thì nay ở hậu phương trên mặt trận kinh tế luôn giữ vững một niềm tin và sự thành công. Trên địa bàn thành phố hiện có trên 60.000 hội viên Hội Cựu chiến binh, trong đó có hơn 8.000 hội viên là thương binh và số thương binh làm kinh tế giỏi của thành phố chiếm gần 10%. Chỉ tính riêng quận Tân Bình đã có gần 30 hội viên thương binh làm kinh tế giỏi, mỗi năm thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu rồi hàng chục tỉ đồng như thương binh Trần Quang Khải; hay vợ chồng thương binh chủ công ty tư vấn xây dựng Dosaco Trần Văn Giao rồi cơ sở may của thương binh Đoàn Văn Tiếp. Ngoài việc tạo thu nhập ổn định cho gia đình, họ còn tạo việc làm và thu nhập chơ hàng trăm đối tượng bà con em thương-bệnh binh. Đáng chú ý, những cựu chiến binh-thương binh cơn là những nhân tố đóng góp tích cực cho các hợat động xã hội ở địa phương. Nói về những đóng góp của các doanh nhân thương binh, ông Nguyễn Văn Trí- Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh quận Tân Bình, nhận xét:

Vượt lên hoàn cảnh để đứng vững và làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội, những doanh nhân thương binh làm kinh tế giỏi của thành phố đã phải vượt qua biết bao khớ khăn. TP thật tự hào về các anh, tự hào về con đường mà các anh đang đi: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Quốc Dũng

Bình luận