Header-01
Đăng nhập

Phía sau những cánh đồng mía

(VOH) - Phía sau những cánh đồng mía bao la che tầm mắt người là đời sống cơ cực của những người nông dân.

Phía sau những cánh đồng mía

 

(VOH) - Phía sau những cánh đồng mía bao la che tầm mắt người là đời sống cơ cực của những người nông dân.

 

img thumbXem toàn màn hình  
Phía sau những cánh đồng mía bao la che tầm mắt người là đời sống cơ cực của những người nông dân

Ngày ngày đổ bao mồ hôi, công sức, đễ rồi đến sau 1 năm ròng những khoản nợ vẫn còn. Đó chính là phác hoạ của đời sống người trồng mía tại huyện Bình Chánh, TPHCM. Xã Bình Lợi và Lê Minh Xuân là 2 xã trồng mía chủ yếu ở Bình Chánh với tổng diện tích hơn 1000 ha. Đối với rất nhiều gia đình, trồng mía là nghề truyền thống vì vừa đặt chân đến đất Bình Chánh lập nghiệp thì đã lấy cây mía làm kế sinh nhai. Bà Nguyễn Thị Đo, xã Bình Lợi làm mía từ khi hoà bình lập lại, giờ con cái đã lớn khôn, có gia đình và ra riêng thì tuổi già của bà vẫn còn đang bám đất bám vườn. Gần đến tuổi “Thất thập cổ lai hy”, nhưng ngày ngày bà vẫn ra cánh đồng mía, khi thì nhổ cỏ, khi thì bón phân. Cặm cụi lam lũ quanh năm với hơn 1 ha đất mía, nhưng cuối năm có khi lỗ, khi lời. Bà nói:

 

 

Có nhiều năm mía chưa đủ lớn, chưa bán kịp thì nhà máy đường đã ngưng thu mua đành phải phác bỏ trồng lại vụ khác. Lại cũng có nhiều mùa nước ngập mía thối hết chỉ lấy được nửa cây, rồi lại tiếp tục chạy vạy, vay mượn chăm chút cho mùa sau.

 

Trường hợp anh Nguyễn Chí Toại cũng không khác gì nhiều, chỉ có điều cha mẹ già và để lại đồng mía 2 ha cho anh chăm sóc. Trồng mía từ tháng 11 năm trước đến tháng 9, tháng 10 năm sau thì thu hoạch, nhưng cuối tháng 8 nước đã ngập đến tháng 11, nên việc bón phân, chăm sóc cho cây mía không thể chu đáo được. Mỗi năm, chi phí phân tro cho 2 ha mía khoảng 13 đến 14 triệu đồng, nhưng năm 2007 vừa qua anh chỉ thu được 90 tấn, với giá 200.000/ 1 tấn. Chưa tính đến công cáng, cả năm lời được khoảng 7 triệu đồng – và 7 triệu đồng này trang trải cho cả gia đình mấy miệng ăn. Những năm giá mía cao còn có lời, còn ngược lại chỉ biết đến lỗ lã. Rồi chuyện giá cả cũng không do mình quyết định, thương lái căn cứ theo giá thị trường rồi vào thu mua, nếu không bán được thì đành bỏ đi. Nhưng cũng may gia đình anh Toại có thuê một mảnh vườn nho nhỏ trồng riềng để bù đắp lại những năm trồng mía thua lỗ.

 

Ông Nguyễn Văn Hồng Sơn, Chi hội trưởng chi hội nông dân ấp 3, xã Bình Lợi, người có kinh nghiệm trồng mía lâu năm và đi sâu, đi sát vào đời sống bà con trồng mía nơi đây cũng không khỏi chạnh lòng. Ông nói tuỳ theo năm được mùa hay mất mùa, nhà máy ra giá cao hay không lúc đó mới biết thua lỗ thế nào, vì vậy người nông dân cứ hoang mang, thấp thỏm, chấp nhận đánh cược với cánh đồng mía của mình, và chờ đến khi bán hết mía mới nhẹ lòng.

 

Theo ông Lê Văn Mười - chủ tịch hội nông dân xã Lê Minh Xuân, nguyên nhân làm cho đời sống người trồng mía bấp bênh một phần là do điều kiện tự nhiên - ở đây là đất đai; còn phần khác là người dân không đầu tư giống tốt và trồng theo thói quen, không chăm sóc chu đáo.

 

Ông Nguyễn Kim Lân – Phó chủ tịch Hội nông dân huyện Bình Chánh cũng cho rằng, đời sống của người trồng mía trên địa bàn huyện thật sự khó khăn, và với tình hình giá cả như hiện nay thì cuộc mưu sinh quả thật khôn khéo. Ông cho biết:

 

 

Trồng mía bấp bênh như vậy, nhưng khi hỏi tại sao không chuyển đổi sang cây trồng khác thì chúng tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu. Đất đai thì ngập nước, rồi nước đóng phèn, trồng rau nuôi cá cũng chỉ theo mùa. Anh Biện Hữu Bé Ba đang bón vôi cho những gốc dừa cũng không khỏi ngao ngán khi cho những năm qua, chuyển đổi sang trồng tràm sau 4 năm chỉ lời 15 triệu, trong khi vốn bỏ ra hết 5 triệu! Và hiện giờ, những người nông dân có tuổi nơi đây không khỏi băn khoăn vì cứ loay hoay với trồng cây gì, nuôi con gì. Có người nhớ lại những mô hình mà họ cứ lặp đi lặp lại: trồng mía không hiệu quả chuyển sang trồng tràm, trồng tràm thua lỗ quay lại trồng mía, và tuổi cũng đã già chẳng biết làm gì, trồng cây ngắn ngày thì cỏ rỉa, sâu bệnh, diêm phân lại mắc.

 

Thật sự, khi đưa ra mô hình mới cho người nông dân, câu hỏi đầu tiên nhận được là đầu ra như thế nào? Và câu trả lời vẫn đang còn bỏ ngỏ. Ông Nguyễn Kim Lân cũng thành thật nói:

 

 

Chính vì không tìm ra câu trả lời nên người nông dân cứ bị cuốn vào vòng xoáy trồng cây gì, nuôi con gì. Rồi điệp khúc này cứ vang lên. Và như vậy nếu các ngành chức năng nhất là ngành nông nghiệp, tương tự khuyến nông Thành phố, không có khả năng qui hoạch cũng như định hướng cho bà con về sản xuất cây con hợp lý thì tương lai ai còn bám đất vườn.

 

Kim Oanh

Bình luận