Chờ...

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 1/6: Trong nước giảm

(VOH) Giá thép ngày 1/6 tiếp tục tăng thêm 55 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá thép trong nước xuống mức dưới 18 triệu đồng/tấn.

Giá thép trong nước giảm liên tiếp trong 20 ngày

Các thương hiệu thép trong nước liên tục thông báo điều chỉnh giảm giá trong hơn nửa tháng trở lại đây và hiện đã xuống mức dưới 18 triệu đồng/tấn.

Theo đó, từ ngày 11/5 đến nay, giá thép trong nước đã giảm gần 2 triệu đồng/tấn, đưa mặt bằng giá chung của các thương hiệu sản xuất trong nước về mức 17,1-17,7 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).

Ngày 1/6, nhiều công ty thép tiếp tục thông báo tiếp tục điều chỉnh giảm giá bán. Trong đợt điều chỉnh lần này, thép Hòa Phát tại miền Bắc giảm thêm 210.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn đối với thép CB240 và D10 CB300. Cụ thể, một tấn thép cuộn CB240 có giá mới 17,25 triệu đồng, thép thanh vằn CB300 D10 là 17,81 triệu đồng/tấn. Tại miền Nam, hai loại trên của thương hiệu Hòa Phát lần lượt giảm 200.000 đồng/tấn và 310.000 đồng/tấn xuống còn 17,25 triệu đồng/tấn và 17,71 triệu đồng/tấn.

Tại miền Bắc, thương hiệu thép Việt Đức điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn đối với cả 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Mức giá của hai sản phẩm này hiện lần lượt còn 17,12 triệu đồng/tấn và 17,78 triệu đồng/tấn.

Cùng mức giảm 200.000 đồng/tấn còn có các thương hiệu như Thép Việt Nhật, Thép miền Nam. Sau khi giảm, giá 2 mặt hàng CB240 và CB300 của Thép Việt Nhật còn lần lượt là 17,17 triệu đồng/tấn và 17,37 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá CB240 và CB300 của Thép miền Nam còn 17,66 triệu đồng/tấn và 18,07 triệu đồng/tấn.

Tương tự, trong đợt giảm giá lần này, Thép Việt Ý điều chỉnh giảm là 200.000 đồng/tấn đối với thép CB240 xuống 17,22 triệu đồng/tấn và giảm 350.000 đồng/tấn với mặt hàng thép D10 CB300 xuống còn 17,73 triệu đồng/tấn.

Thép Kyoei cũng giảm 200.000 đồng/tấn và 350.000 đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300. Sau thay đổi, giá còn lần lượt là 17,22 triệu đồng/tấn và 17,68 triệu đồng/tấn.

Tính chung từ đầu năm tới nay, giá thép xây dựng trong nước trải qua 11 lần điều chỉnh, trong đó 7 lần tăng và 4 lần giảm.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá thép xây dựng trong nước giảm mạnh là do giá nguyên vật liệu giảm liên tục từ tháng 4 đến nay. Cụ thể, giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 9.5 giao dịch ở mức 139 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm khoảng 16 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 4. Hay giá thép phế liệu loại HMS 1⁄2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 530 USD/tấn CFR Đông Á ngày 9.5 giảm 94 USD/tấn.

Trong khi đó, lượng tiêu thụ nội địa cũng sụt giảm và lượng xuất khẩu cũng sụt mạnh tới 44% so với tháng 3. Điều này khiến các doanh nghiệp bán hàng thép các loại chỉ đạt hơn 2,4 triệu tấn, giảm 22,52% so với tháng 3 và giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước.

Giá sắt thép xây dựng tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép ngày 1/6, giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 55 nhân dân tệ lên mức 4.711 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 1/6: Giá thế giới nối tiếp đà tăng, trong nước giảm 1

MEPS dự báo sản lượng thép không gỉ thô toàn cầu sẽ đạt 58,6 triệu tấn trong năm nay. Sự tăng trưởng có thể được thúc đẩy bởi các nhà máy có trụ sở tại Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ. Hoạt động nấu chảy ở Đông Á và phương Tây dự kiến ​​sẽ vẫn trong phạm vi hẹp.

Sản xuất thép không gỉ của Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ trong quý đầu tiên của năm 2022. Những người tham gia chuỗi cung ứng quay trở lại thị trường với tâm trạng phấn chấn, khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh.

Tuy nhiên, sản lượng được dự báo sẽ giảm trong quý II. Các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt liên quan đến COVID-19 tại trung tâm sản xuất quan trọng của Thượng Hải đã buộc đóng cửa nhiều doanh nghiệp tiêu thụ thép không gỉ.

Nhu cầu đang suy yếu, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô, nơi doanh số bán hàng đã giảm 31,6% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoạt động nấu chảy ở Ấn Độ ước tính đạt 1,1 triệu tấn, trong ba tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất trong hai quý tiếp theo có thể gặp áp lực tiêu cực.

Thuế xuất khẩu được công bố gần đây đối với một số sản phẩm thép có khả năng ngăn cản việc bán hàng sang các nước thứ ba. Do đó, các nhà sản xuất thép trong nước có thể cắt giảm sản lượng.

Hơn nữa, hàng nhập khẩu giá rẻ từ Indonesia đang ngày càng chiếm thị phần trong nước. Nguồn cung từ quốc gia đó có thể sẽ tăng vọt vào năm 2022.

Các nhà sản xuất lớn của châu Âu và Mỹ đã dỡ bỏ các lô hàng thép không gỉ của họ trong giai đoạn ba tháng đầu năm. Tuy nhiên, cung không thể theo kịp nhu cầu do tiêu dùng của người dùng cuối quá mạnh.

Do đó, các nhà dự trữ trong nước ngày càng đáp ứng nhu cầu của họ với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là từ các nhà cung cấp châu Á. Chi phí nguyên liệu và năng lượng biến động có thể hạn chế tăng trưởng sản xuất trong thời gian còn lại của năm 2022.

Bình luận