Chờ...

Sản phẩm OCOP cần “kích hoạt” đời sống cộng đồng

VOH - Sáng 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

OCOP (One Commune One Product) “Mỗi xã một sản phẩm" - là giải pháp thúc đẩy kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng phát triển của các địa phương. Trọng tâm là phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ nổi bật ở mỗi địa phương; giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn theo hướng bền vững. 

Đến tháng 7/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó gần 67% sản phẩm 3 sao, hơn 32% sản phẩm 4 sao, 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao. 

Hiện có hơn 5.000 chủ thể OCOP, trong đó có 38% là hợp tác xã, 24% là doanh nghiệp, 34% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

Năm 2023 thu nhập bình quân đầu người tại các xã nông thôn mới đạt khoảng 46,3 triệu đồng/người/năm (tăng 4,6 triệu đồng so với năm 2020).

Sản phẩm OCOP cần thực sự “kích hoạt” đời sống của cộng đồng 1

Hội nghị trực tuyến Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại điểm cầu TPHCM - Ảnh: Tuyết Nhung

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng sản phẩm OCOP nên là những sản phẩm ưu tiên dùng để tiếp khách trong các buổi làm việc, các hội nghị quan trọng, thay vì là bánh kẹo, sản phẩm ngoại nhập. Mỗi tỉnh thành nên xây dựng không gian trưng bày các sản phẩm OCOP.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị: “Thời gian còn lại của chương trình cần đi vào thực chất hơn. Không phải là những con số bao nhiêu sản phẩm 3 sao, 4 sao, 5 sao, mà sản phẩm OCOP phải thực sự kích hoạt đời sống cộng đồng”.

Bình luận