Chờ...

Mãi mận, mãi keo là gì trong ngôn ngữ thế hệ gen Z?

VOH - Những người thuộc thế hệ gen Z chắc hẳn đã rất quen thuộc với “mãi mận, mãi keo”. Do đó, để không trở thành “người tối cổ” hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa mãi mận, mãi keo là gì?

Nếu là một người thường xuyên “góp mặt” trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Instagram hay TikTok, sẽ không dưới một lần bạn nhìn thấy các cụm từ “mãi mận”, “mãi kéo” hoặc “mãi mận mãi keo”. Dựa trên bối cảnh, bạn có thể đã hiểu được sương sương ý nghĩa, nhưng nếu muốn hiểu chính xác thì vẫn cần đọc về định nghĩa mãi mận, mãi keo là gì?

Hãy cùng VOH điểm qua một vài thông tin cơ bản về cụm từ “mãi mận”, mãi keo” hay “mãi mận mãi keo” trong bài viết dưới đây.

Mãi mận là gì?

“Mãi mận” là một cụm từ dân gian ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu được sử dụng trong các câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ. Ý nghĩa của cụm từ mãi mận là dùng để miêu tả một việc gì đó rất lâu, kéo dài mãi mãi mà không có sự thay đổi hoặc kết thúc.

Mãi keo là gì?

Mãi keo cũng là một cụm từ chủ yếu được sử dụng ở miền Bắc, dùng để diễn đạt ý nghĩa “vô tận, lâu dài, không có điểm dừng”. Nó thường được sử dụng để nói về một tình huống, một việc gì đó kéo dài mãi hoặc không có điểm kết thúc

Mãi mận, mãi keo là gì 1

Mãi mận, mãi keo trong từ điển gen Z là gì?

Giới trẻ, đặc biệt là thế hệ gen Z thường dùng các cụm từ như mãi mận, mãi keo trong hội thoại hàng ngày hoặc trên mạng xã hội với một nét nghĩa vô cùng mới mẻ.

Theo đó, “mãi mận” là cách nói lái của cụm “mãi mặn mà”. Cụm từ này thường được sử dụng để khen ngợi một người về ngoại hình, tính cách hài hước hoặc đơn giản chỉ để cảm thán trước một hành động, sự việc đáng ngưỡng mộ nào đó.

Xuất phát từ cụm “mãi mận”, gen Z còn cho ra đời một số cụm từ khác với hàm ý tương tự, thường gặp nhất là “mận vải” hay “mãi mận xoài cóc ổi”. Đây là sự kết hợp tên của một số loại trái cây, chủ yếu là trái cây ăn vặt.

“Mãi keo” là từ ghép, trong đó “mãi” nghĩa là mãi mãi và “keo” trong chất kéo dính. Từ ý nghĩa trên có thể hiểu đơn giản cụm từ “mãi keo” mang ý nghĩa dính mãi vào nhau, thân thiết đến độ không thể nào tách rời.

Ngoài ra, từ “keo” cũng là một tiếng lóng, được gen Z sử dụng trong cụm từ “keo lỳ” để chỉ những cô gái có ngoại hình xinh đẹp, nóng bỏng. Từ “keo” hay “keo lỳ” còn có nghĩa là muốn cắn, nó được sử dụng khi nhìn một người, một vật gì đó có vẻ ngoài bắt mắt, tựa như cảm giác đang đói và thấy đồ ăn ngon được bày trước mặt.

Khi ghép “mãi mận, mãi keo” sẽ thể hiện một mối quan hệ tình cảm mãi mãi gắn bó, bền chặt, không thể nào tách rời. Và gen Z sử dụng nó để chỉ mối quan hệ tình bạn hoặc tình yêu lâu dài.

Xem thêm:
Vô tri là gì mà lại "phủ sóng" khắp mọi nơi?
Top các cụm từ hot trend nửa đầu 2023 "khuấy đảo" mạng xã hội
"Nghệ cả củ" là gì? Nguồn gốc của cụm từ "nghệ cả củ" trên facebook và tiktok

Mãi mận, mãi keo xuất hiện từ khi nào?

Giới trẻ hiện nay thường ưa thích sử dụng các cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và độc đáo, đặc biệt trong việc diễn đạt tình huống, cảm xúc hoặc nhấn mạnh ý mình truyền đạt. Do đó, việc sử dụng các cụm từ dân gian, ca dao hoặc thành ngữ trong giao tiếp hàng ngày là một phần của văn hóa truyền thông giới trẻ, không chỉ tạo sự mới mẻ nó còn làm tăng tính gắn kết.

Mãi mận, mãi keo là gì 2

Với cụm từ “mãi mận” và “mãi keo”, không rõ cá nhân nào đã “mở đường” sáng tạo ra nét nghĩa mới cho nó, khiến nó trở nên nổi tiếng và phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội trong thời gian qua. Nhưng dù không dùng những từ ngữ hoa mỹ nhưng mãi mận mãi keo vẫn khiến người ta nhớ mãi và sử dụng liên tục trên các nền tảng mạng xã hội cũng như trong giao tiếp hàng ngày.

Không thể phụ nhận sức sáng tạo của gen Z khi liên tục cho ra loạt ngôn ngữ riêng với ý nghĩa khiến nhiều người phải mắt chữ A, mồm chữ O về cách dùng. Hy vọng với những thông tin ngắn gọn trên, bạn sẽ biết được mãi mận, mãi keo là gì. Đừng quên đến với VOH thường thức để cập nhật liên tục những thông tin mới nhất, hấp dẫn nhất nhé!

Bình luận