Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng

(VOH) - Sao băng là gì mà người ta lại thường nói với nhau rằng, nếu ước một điều gì đó khi thấy sao bằng thì điều ước đó chắc chắn sẽ trở thành sự thật.

Một số quan niệm cho rằng, sao băng là một hình tượng đẹp, đem lại may mắn và thường gắn liền với nhiều câu chuyện trong tình yêu.

1. Sao băng là gì?

Sao băng hay sao sa (sao băng tiếng Anh là shooting star), là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển.

Vậy sao băng có thật không? Thực chất sao băng là một tia lửa thoáng hiện trên bầu trời, trên thực tế nó không phải là một ngôi sao rơi khỏi bầu trời mà là một viên đá nhỏ của vũ trụ, xuyên qua khí quyển với vận tốc rất lớn, khoảng 100.000km/h. Lực ma sát của không khí lập tức làm nóng viên đá này, nó chói sáng lên và để lại một vệt sáng dài.

(xong -tối ưu) sao băng là gì 1
Cơn mưa sao băng

Có rất ít thiên thạch có khả năng rơi xuống đến tận mặt đất, do phần lớn chúng có kích thước và khối lượng nhỏ nên đã bị thiêu cháy hết trên đường đi xuống mặt đất hoặc đơn giản là chúng chỉ xẹt ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại tiếp tục hành trình của mình trong không gian do chúng có vận tốc đủ lớn để không bị rơi xuống Trái Đất.

Những thiên thạch có khối lượng đủ lớn để rơi được xuống mặt đất thường tạo ra những hố lòng chảo sâu hoắm.

Thông thường, một sao băng sẽ có màu trắng, trắng xanh, xanh lá, đỏ,... và chỉ có thể phát sáng vài giây rồi vụt tắt do thiên thạch cháy rất nhanh trong vũ trụ. Sao băng màu trắng hoặc xanh xuất hiện nhiều nhất và cũng dễ nhìn thấy bằng mắt thường nhất.

2. Sao băng và sao chổi khác nhau như thế nào?

Người ta thường hay quan niệm rằng gặp được sao băng sẽ mang lại may mắn còn nếu gặp phải sao chổi cũng đồng nghĩa với việc gặp điều xui xẻo. Vậy sao chổi và sao băng khác nhau như thế nào mà lại dẫn đến quan niệm đó? 

2.1 Về bản chất

Kích thước của sao chổi to gấp hàng trăm lần sao băng và chúng có quỹ đạo di chuyển cố định xung quanh mặt trời theo hình elip dẹp hoặc hyperbol. Trong quá trình di chuyển, sao chổi có thể đâm vào một hành tinh nào đó và tan biến hoặc bị đốt cháy khi đến gần mặt trời. Mỗi loại sao chổi đều có hình dạng, màu sắc không giống nhau vì có cấu tạo về thành phần khác nhau và chúng thường chỉ xuất hiện đơn lẻ.

Sao băng ngược lại có kích thước cực kỳ nhỏ nên chúng không có một quỹ đạo di chuyển cụ thể và sẽ nhanh chóng bị vụt tắt. Dưới áp suất của khí quyển tác động, sao băng sẽ phát ra ánh sáng khi di chuyển. Khác với sao chổi, sao băng vừa có thể xuất hiện đơn lẻ, vừa có thể xuất hiện chung với số lượng lớn hay còn gọi là hiện tượng mưa sao băng.

2.2 Về cấu tạo

Cấu tạo của sao chổi gồm lõi, sợi và đuôi sao chổi. Lõi được tạo thành từ 80% là nước, có kích thước khổng lồ lên đến vài trăm kilomet. Bên ngoài lõi sao chổi có lớp ánh sáng phát ra gọi là sợi sao chổi. Còn đuôi sao chổi được tạo ra từ bạc được thổi vào từ những cơn gió khi sao chổi đi ngang qua mặt trời, khiến sao chổi luôn có những chiếc đuôi lấp lánh kéo dài tới hàng triệu kilomet.

Cấu tạo của sao băng tuy khá giống với sao chổi nhưng phần đuôi lại không sáng rõ và kéo dài được như sao chổi mà chỉ là một vệt sáng nhỏ thoáng qua là do kích thước quá của sao băng quá nhỏ bé.

Trong lịch sử, sao chổi thường gắn với những tai họa, xui xẻo, dịch bệnh lớn của nhân loại. Chính vì điều đó, người ta cho rằng sự xuất hiện của sao chổi chính là điềm báo cho những điều xui xẻo. Tuy nhiên, sau này khi khoa học được phát triển, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng sao chổi hoàn toàn không liên quan đến các thảm họa đã từng xảy ra.

Xem thêm:
Ma trơi là gì? Giải thích hiện tượng lửa ma trơi dọa người thật sự là gì?

Giải thích hiện tượng cầu vồng là gì? Cầu vồng có mấy màu trong thực tế?
Nguồn gốc của hiện tượng sấm sét do đâu mà có?

3. Sao băng thường xuất hiện khi nào?

Khi nào có sao băng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm nhằm mục đích muốn chứng kiến sao băng thực tế bằng mắt. Thực chất, những trận mưa sao băng mỗi năm chỉ xuất hiện được vài lần, thậm chí còn hiếm hơn nữa. Nhưng sao băng không thật sự hiếm tới vậy, như năm 2008 được ghi nhận là có tới 30 trận mưa sao băng.

sao băng là gì 1
Quan sát sao băng cần nhiều yếu tố

Và việc quan sát được các sao băng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trời mây hay độ ô nhiễm không khí của của thành phố đó. Nếu như bầu trời hôm đó nhiều mây thì việc quan sát sao băng là điều không thể, hay thành phố có quá nhiều bụi bẩn ô nhiễm hay ánh sáng thì việc quan sát sao băng cũng gặp nhiều khó khăn.

4. Tại sao sao băng lại có chu kì?

Thực chất nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng chính là các Sao Chổi. Sao Chổi là những thiên thể quay quanh mặt trời với quỹ đạo Hyperbol hoặc elip rất dẹt.

Do được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển động gần mặt trời chúng bị tan tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo. Nếu các sao Chổi lại đi qua hoặc ở gần quỹ đạo của Trái Đất thì khi Trái Đất chuyển động đến gần điểm giao nhau đó các bụi khí sẽ bay vào trong khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng và được gọi là Mưa Sao băng.

Vì quỹ đạo của Trái Đất và các sao Chổi là xác định nên các giao điểm là xác định trên đường đi của Trái Đất.

Trong hành trình chuyển động quanh Mặt trời hằng năm của mình Trái Đất sẽ đi qua những giao điểm đó tại thời điểm xác định, do đó các trận mưa sao băng là có chu kỳ, và chu kỳ của tất cả các trận mưa sao băng đều là 1 năm.

Xem thêm:
Thủy triều đỏ - một hiện tượng kỳ lạ, tuy đẹp mắt nhưng lại khiến con người sợ hãi
Triều cường là gì và ảnh hưởng như thế nào đến đời sống?
‘Thủy triều đen’ - Hiện tượng có thể “bóp nghẹt” sự sống của hàng ngàn sinh vật biển

5. Xem sao băng ở đâu thích hợp nhất?

Để xem được một trận sao băng hoàn hảo thì phải xác định được hướng các chòm sao. Do tâm điểm của các trận mưa sao băng sẽ nằm trên bầu trời nên ở nơi nào có thể nhìn được những chòm sao đó thì có thể nhìn được những trận mưa sao băng.

Càng đi dần về cực thì việc nhìn được về phía bên kia bán cầu rất là khó khăn cũng như rất khó quan sát được những trận mưa sao băng. Vì thế những nơi nằm ở càng gần vùng xích đạo thì càng dễ quan sát được những trận mưa sao băng.

Thật may mắn khi Việt Nam nằm gần vùng xích đạo nên và có thể quan sát được các trận mưa sao băng một cách khá thuận lợi.

6. Siêu trăng và mưa sao băng đã diễn ra trong năm 2022

Dưới đây là một số sự kiện siêu trăng và mưa sao băng đã xuất hiện trong năm 2022:

Tháng 1: Mưa sao băng Quadrantid, đạt cực đại từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 1, với khoảng 50 - 100 vệt sao băng xuất hiện trên bầu trời mỗi giờ vào thời gian đỉnh điểm. Tuy nhiên thời gian đỉnh điểm của mưa sao băng Quadrantid khá ngắn khi chỉ kéo dài vài giờ. 

sao băng là gì 2
Mưa sao băng Quadrantid

Tháng 4: Mưa sao băng Lyrids (tập trung quanh chòm sao Lyra), diễn ra từ đêm 22-23/4. Sự kiện mưa sao băng này có thể đạt đến 100 sao băng xuất hiện mỗi giờ với tốc độ nhanh và sáng hơn các loại mưa sao băng khác.

Tháng 5: Mưa sao băng Eta Aquarids, diễn ra từ đêm 6-7/5 với khoảng 50 vệt sáng mỗi giờ. Eta Aquarids có nguồn gốc từ các mảnh vỡ của sao chổi Halley. 

Bên cạnh đó,  tháng 5 còn có sự xuất hiện của sự kiện “siêu trăng máu” (hay nguyệt thực toàn phần) đầu tiên của năm diễn ra từ đêm 15/5 đến sáng 16/5 tùy theo từng múi giờ.

Tháng 6: “Siêu trăng dâu tây” xuất hiện vào ngày 14/6/2022. Sở dĩ có tên gọi là dâu tây bởi vì siêu trăng trùng với vụ thu hoạch dâu tây mùa hè ở Bắc Mỹ. Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác là “Mặt trăng mật ong”, vì nó xảy ra trùng với mùa thu hoạch mật ong ở châu Âu.

Tháng 7: Mưa sao băng Delta Aquarids đạt cực đại 20 vệt sao băng mỗi giờ vào đêm ngày 28/7 đến rạng sáng ngày 29/7. Mưa sao băng Delta Aquarids được tạo thành từ các mảnh vụn mà sao chổi Marsden và Kracht để lại. 

Tháng 8: Mưa sao băng Perseids, diễn ra từ giữa tháng 7 cho tới cuối tháng 8, đạt cực đại vào đêm 12/8 đến rạng sáng 13/8. Perseids được xem là một trong những mưa sao băng lớn nhất khi vào điểm cực đại có thể xuất hiện lên đến hơn 100 sao băng. Ngoài ra, một điều cực kỳ trùng hợp là sự kiện này còn xảy ra trùng với hiện tượng Siêu trăng lớn vào ngày 12/8.

Tháng 10: Mưa sao băng Draconids, diễn ra đêm 7/10 với số lượng chỉ khoảng 10-15 sao băng mỗi giờ và kéo dài cả đêm nên đây được xem là một cơn mưa sao băng nhỏ. Ngoài ra, tháng 10 còn có thêm sự xuất hiện của mưa sao băng Orionids vào vào đêm 21/10 đến rạng sáng 22/10 với tần suất khoảng 25 vệt mỗi giờ. 

Tháng 11: Mưa sao băng Taurids, diễn ra vào đầu tháng 11 ở vị trí của chòm sao Taurus, đạt cực đại chỉ khoảng 10 sao băng mỗi giờ. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của mưa sao băng này là nó gồm hai cơn mưa riêng biệt đến từ hai phía nam bắc. Nam Taurids xuất hiện vào nửa đêm ngày 4/11 đến rạng sáng 5/11. Còn Bắc Taurids sẽ đạt đỉnh vào ngày 11 và 12/11. 

Ngoài ra, tháng 11 còn có thêm sự kiện mưa sao băng Leonids, đạt cực đại khoảng 15 ngôi sao băng mỗi giờ vào đêm 17/11 đến rạng sáng 18/11. Tuy là mưa sao băng nhỏ nhưng các ngôi sao băng xuất hiện đều khá sáng, liên quan đến sao chổi 55P/Tempel - Tuttle. 

Bên cạnh 2 sự kiện mưa sao băng lớn, tháng 11 còn đón chào thêm hiện tượng “siêu trăng máu Hải Ly” diễn ra vào 17h12p ngày 8/11, đạt cực đại vào lúc 17h59p và kết thúc lúc 20h56p cùng ngày. Tên gọi của hiện tượng siêu trăng này bắt nguồn từ việc thời điểm xuất hiện của nó chính là thời điểm mà các bộ lạc châu Mỹ đặt bẫy hải ly trước khi các kênh sông hồ đóng băng.

Xem thêm
Hiện tượng hồi quang phản chiếu - Bí ẩn chưa được giải mã của con người trước cái chết!
Thủy triều: Hiện tượng thiên nhiên quen thuộc ẩn chứa nhiều điều thú vị
Sự tàn phá của hiện tượng vòi rồng và cách đối phó khi nhìn thấy vòi rồng

7. Hôm nay có mưa sao băng không? - Lịch mưa sao băng năm 2022 tại Việt Nam

Ngoài những sự kiện mưa sao băng đã diễn ra, theo lịch mưa sao băng 2022 ở Việt Nam, vẫn còn 2 cơn mưa sao băng lớn sắp diễn ra vào tháng cuối năm này. Đó là mưa sao băng Geminids và mưa sao băng Ursids.

Mưa sao băng Geminids là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm khi có thể đạt từ 100 tới 120 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm trong đêm 13/12 đến rạng sáng 14/12.

sao băng là gì 3
Mưa sao băng Geminids

Cùng với Geminids, mưa sao băng cuối cùng trong năm là Ursid, một cơn mưa sao băng nhỏ với số lượng chỉ khoảng 5-10 sao, có thể lên đến 25 sao/giờ khi đạt cực điểm vào đêm 22/12 đến rạng sáng 23/12. Cơn mưa sao băng cuối cùng này thường được ít chú ý vì trước nó chính là trận mưa sao băng lớn Geminids đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem và ngay trước dịp giáng sinh.

8. Sao băng có ước được không?

Rất nhiều người tin rằng khi gặp được sao băng, nhắm mắt và chắp tay cầu nguyện thì lời ước đó sẽ thành hiện thực. Điều này xuất hiện ở nhiều nền văn hóa Châu Á dẫn đến việc hình ảnh sao băng, mưa sao băng xuất hiện nhiều trong những bộ phim truyền hình tình cảm lãng mạn và thu hút lượng người xem khổng lồ.

Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian, chưa được khoa học chứng minh tính chính xác của nó nên câu trả lời cho câu hỏi sao băng có ước được không sẽ tùy thuộc vào quan niệm và niềm tin của bạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về sao băng là gì và các sự kiện mưa sao băng xảy ra trong năm 2022. Hy vọng có thể đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về sự kiện thiên văn độc đáo và huyền bí này. 

Sưu tầm - Nguồn ảnh: Internet

Bình luận