Chờ...

“Trầm tư” là gì? "Rơi vào trầm tư” là gì trong từ điển Gen Z?

VOH - Khi lướt mạng xã hội, chúng ta thường bắt gặp bình luận hay hình ảnh có nội dung “rơi vào trầm tư”. Vậy “trầm tư” là gì? “Rơi vào trầm tư” là gì?

Hiện nay, giới trẻ có xu hướng sử dụng ngôn ngữ gây cười để nói về những âu lo của mình. Đây cũng là một cách để giải tỏa cảm xúc hữu hiệu trong thời đại sống nhiều áp lực. Khi đọc được bình luận trên mạng xã hội có cụm từ “rơi vào trầm tư”, bạn có thắc mắc "trầm tư" là gì hay không? Cùng VOH tìm hiểu “trầm tư” là gì, “rơi vào trầm tư” là gì trong bài dưới đây.

“Trầm tư" là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “trầm tư” nghĩa là dáng vẻ đang hết sức tập trung suy nghĩ điều gì. 

Ví dụ như: nét mặt trầm tư, dáng trầm tư

Những từ đồng nghĩa với “trầm tư” là “trầm mặc”, “trầm ngâm”, “trầm tư mặc tưởng”, đều mang nét nghĩa ở trạng thái yên lặng, tập trung suy nghĩ điều gì đó một mình với nét mặt đăm chiêu.

Như vậy, “trầm tư” thường được sử dụng để miêu tả sự tĩnh lặng và tập trung của một người khi họ đang suy ngẫm, tìm hiểu về một vấn đề trong cuộc sống. Nó thường liên quan đến việc xem xét, phân tích và đánh giá một tình huống hoặc vấn đề cụ thể một cách sâu sắc.

“Trầm tư” là gì? Giải mã “rơi vào trầm tư” giới trẻ thường dùng 1
"Trầm tư" là trạng thái một người im lặng tập trung suy nghĩ vấn đề - Ảnh: Dribble

Trong tiếng Anh, “trầm tư” là ponder, meditate, ruminate, đều mang những nét nghĩa là suy nghĩ, ngẫm nghĩ.

Ví dụ: She ruminated for a long time about whether to tell him or not. (Tạm dịch: Cô ấy đã suy nghĩ rất lâu về việc có nên nói với anh hay không.)

Biểu hiện của “trầm tư”

Không chỉ thể hiện thông qua nét mặt trầm ngâm, đăm chiêu, "trầm tư" còn được thể hiện qua một vài biểu hiện như sau:

  • Lặp đi lặp lại một vấn đề: Khi "trầm tư", người đó sẽ luôn nghĩ đi nghĩ lại cùng một vấn đề. Họ không thể dứt được dòng suy nghĩ của mình mà phân tích vấn đề từ mọi góc độ khác nhau.
  • Luôn trong trạng thái bị động: Họ không giỏi trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình. Ngay cả khi có một giải pháp tốt thì họ vẫn rất khó tập trung và không có động lực để thực hiện.
  • Luôn nghĩ về quá khứ: Thông thường, khi "trầm tư", người ta sẽ tập trung vào các vấn đề trong quá khứ, những sai lầm, những nuối tiếc trong quá khứ,...

“Rơi vào trầm tư” là gì?

Thông thường, chúng ta hay sử dụng cụm từ “rơi vào + …” để diễn tả bản thân hay người khác đang ở trong trạng thái cảm xúc tiêu cực. Trong cuộc sống, ta thường dễ dàng bắt gặp các cách miêu tả về tâm lý như “rơi vào trạng thái lo âu”, “rơi vào trầm cảm”, “rơi vào trạng thái mệt mỏi”, “rơi vào trạng thái tiêu cực”, “rơi vào trạng thái căng thẳng”,...

Tương tự với “trầm tư”. Ta có thể hiểu “rơi vào trầm tư” chính là khi ai đó đang ở trong trạng thái đang tập trung suy nghĩ cao độ theo một cách lo lắng và căng thẳng. Bên cạnh đó, những suy nghĩ chỉ mắc kẹt ở trong đầu, khiến người đó không hành động mà chỉ luôn ở trong trạng thái thụ động.

“Trầm tư” là gì? Giải mã “rơi vào trầm tư” giới trẻ thường dùng 2
"Rơi vào trầm tư" trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất - Ảnh: Canva

Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề có thể gây áp lực cho con người như công việc, gia đình, các mối quan hệ,... Nếu một ai đó trong trạng thái “rơi vào trầm tư” trong thời gian dài, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của họ. 

Khi đó, sự hỗ trợ, quan tâm từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý có thể cần thiết để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.

Xem thêm:
Rén là gì mà lại được giới trẻ thường xuyên sử dụng?
Xu cà na là gì? Ý nghĩa cụm từ "xu cà na xí muội", "xù khu cà kha nà kha" trên facebook tiktok
“Mơi” là gì mà trở thành chủ đề hot trên mạng xã hội?

Ý nghĩa của “rơi vào trầm tư” trên Facebook

"Trầm tư" trên Facebook thường được giới trẻ sử dụng để miêu tả sự suy nghĩ, băn khoăn, bất lực của người nói khi họ đang đối diện với một bình luận, một vấn đề nào đó. Người dùng có thể sử dụng các biểu tượng cảm xúc hoặc (emoji) hoặc các tấm ảnh meme để thể hiện sự trầm tư của họ.

Khi sử dụng cụm từ "trầm tư" hoặc "rơi vào trầm tư" để bình luận, giới trẻ đã không sử dụng theo nghĩa thông thường. Nếu sử dụng theo nghĩa gốc, câu chữ hoặc lời nói sẽ mang yếu tố tiêu cực nhiều hơn bởi "trầm tư" không phải là một trạng thái tâm lý vui vẻ.

Thế nên, khi muốn "quan trọng hóa" vấn đề lên một chút hoặc sử dụng theo cách hài hước, tích cực thì giới trẻ, đặc biệt là Gen Z đã sử dụng từ "rơi vào trầm tư" với hàm nghĩa là "tôi đang suy nghĩ vấn đề này đấy". Hoặc chỉ đơn giản là muốn bày tỏ sự buồn bã hay chán nản theo cách nhẹ nhàng hơn.

Chúng ta có thể thấy được việc giới trẻ sử dụng những trạng thái tâm lý theo cách hài hước đã không còn là vấn đề xa lạ. Bên cạnh "trầm tư", ta còn có thể bắt gặp các cụm từ có liên quan đến tâm lý như "trầm cảm / chầm kẽm", "tổn thương", "đau lòng / đao lòng",... được dùng trong những meme dí dỏm, hài hước và được giảm đi mức độ tiêu cực của ý nghĩa ban đầu.

“Trầm tư” là gì? Giải mã “rơi vào trầm tư” giới trẻ thường dùng 1
Chúng ta dễ dàng bắt gặp cụm từ "rơi vào trầm tư" trên các bài đăng ở mạng xã hội - Ảnh chụp màn hình

Hiện nay, những người thuộc thế hệ Z thường dễ dàng gặp phải các vấn đề về thể chất và tâm lý như lo lắng, căng thẳng hơn các thế hệ đi trước. Điều này có thể từ nhiều lý do, trong đó có một vài lý do tiêu biểu như sau:

  • Áp lực đồng trang lứa: Ở mọi độ tuổi, ai cũng có thể mắc phải "peer pressure" hay còn gọi là áp lực đồng trang lứa. Tuy nhiên, ở thế hệ Gen Z, sự bùng nổ về thông tin khiến họ tiếp cận với cuộc sống và thành công của người khác quá dễ dàng. Điều này dễ khiến họ rơi vào trạng thái so sánh với những người cùng trang lứa với mình, gây nên nhiều áp lực.
  • Luôn phải đáp ứng các kỳ vọng: Gen Z thường được vây quanh bởi những yêu cầu lớn về học tập, công việc và cuộc sống. Phải đáp ứng kỳ vọng từ gia đình và xã hội khiến giới trẻ luôn phải ở trong trạng thái tăng tốc, sống vội, không có nhiều sự lựa chọn dành riêng cho bản thân.
  • Sử dụng mạng xã hội: Sử dụng mạng xã hội cũng tăng sự FOMO, dẫn đến việc âu lo nhiều hơn.

Việc miêu tả trạng thái tâm lý và nói về những âu lo của mình thông qua ngôn ngữ gây cười cũng là một cách là Gen Z dùng để giải tỏa cảm xúc. Vậy nên khi dùng "rơi vào trầm tư" trên mạng xã hội, đây cũng là một cách để giới trẻ bày tỏ những suy nghĩ, âu lo của mình theo cách nhẹ nhàng, trẻ trung hơn.

Một số meme “rơi vào trầm tư”

Dưới đây là một số meme "rơi vào trầm tư" được dùng phổ biến trên mạng xã hội:

“Trầm tư” là gì? Giải mã “rơi vào trầm tư” giới trẻ thường dùng 2
“Trầm tư” là gì? Giải mã “rơi vào trầm tư” giới trẻ thường dùng 3
“Trầm tư” là gì? Giải mã “rơi vào trầm tư” giới trẻ thường dùng 4
“Trầm tư” là gì? Giải mã “rơi vào trầm tư” giới trẻ thường dùng 5

Tuyển tập stt trầm tư, cap hay trầm tư

Mỗi người chúng ta đều có những hoàn cảnh riêng, những tâm sự riêng với những dòng suy tư thầm kín. Đôi lúc, chúng ta cần những phút ngẫm nghĩ, suy tư để cảm nhận dòng thời gian đang lặng lẽ trôi, để biết được những điều đang hiện diện xung quanh và sắp xếp lại những muộn phiền ngổn ngang trong lòng.

Cùng VOH đến với những stt trầm tư, cap về trầm tư để có thêm những suy tư sâu sắc về cuộc đời.

  1. Khi có quá nhiều điều phải suy nghĩ, con người ta bỗng dưng trở nên trầm lặng. (Sưu tầm)

  2. Đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau. (Sưu tầm)

  3. Cuộc đời chỉ có một, vì thế hãy làm những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên người khiến bạn luôn mỉm cười. (Sưu tầm)

  4. Làm người đừng quá nhạy cảm, suy nghĩ nhiều cũng chỉ làm bản thân tổn thương. Có rất nhiều chuyện người nói sớm đã quên đi nhưng người nghe thì cứ nhớ hoài. (Sưu tầm)

  5. Bạn sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó. (Sưu tầm)

  6. Cuộc sống có quá nhiều thứ để phải nghĩ, nhưng nghĩ quá nhiều sẽ làm ta mệt mỏi. Cái gì bỏ qua được thì bỏ qua, chuyện gì tha thứ được thì tha thứ. (Sưu tầm)

  7. Hãy tha thứ cho người khác, không phải vì họ xứng đáng được nhận điều đó mà là vì bạn xứng đáng được hưởng bình yên. (Sưu tầm)

  8. Có những lời chia tay không phải là vì hết yêu, mà đơn giản chỉ vì không thể bên nhau được nữa. (Sưu tầm)

  9. Khi bạn đã cố gắng hết sức mà họ vẫn không cảm nhận được, vậy thì dừng lại… Hãy sống vì những gì xứng đáng hơn. (Sưu tầm)

  10. Cuộc đời này quá ngắn để lãng phí thời gian với những người không có thời gian dành cho bạn. (Sưu tầm)

Trên đây là những lý giải về ý nghĩa cụm từ "trầm tư" là gì cũng như "rơi vào trầm tư" mà Gen Z thường xuyên sử dụng trên mạng xã hội. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm kiến thức về cách dùng từ của giới trẻ hiện nay để không bị "lạ lẫm" bởi ngôn ngữ gen Z với những cụm từ hot trend. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ngôn ngữ mạng xã hội mà Gen Z thường dùng, hãy đón đọc các bài viết mới nhất tại VOH Thường thứcVOH Sống đẹp.

Bình luận