Tranh cãi giọng "trâu nước" của Trần Tinh Húc trong Tinh Lạc Ngưng Thành Đường

(VOH) – Trần Tinh Húc trong Tinh Lạc Ngưng Thành Đường bị “chê” giọng thật. Diễn viên không thể tự lồng tiếng cho nhân vật của mình là do thiếu kỹ năng hay bởi chất giọng hạn chế?

Hiện nay phần lớn diễn viên Hoa ngữ thuộc lớp lưu lượng đều sử dụng giọng lồng tiếng khi đóng phim do hạn chế về chất giọng. Thế nhưng Trần Tinh Húc trong Tinh Lạc Ngưng Thành Đường khi sử dụng giọng thật lại bị chê bai là "giọng trâu nước”. Từng có không ít giọng gốc của diễn viên gây tranh cãi, khiến khán giả hoài nghi về “kỹ năng cơ bản” của một diễn viên.

Tranh cãi giọng
Trần Tinh Húc vai Thiếu Điển Hữu Cầm trong Tinh Lạc Ngưng Thành Đường

Theo đó, câu hỏi "diễn viên nên sử dụng giọng thật hay không" cũng trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi. Đối với mọt phim và fan hâm mộ, hiển nhiên chia ra 2 luồng ý kiến trái ngược. Thật ra nếu fan Việt xem phim Hoa ngữ, giọng thật hay giọng của diễn viên lồng tiếng cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm xem. Nhưng nếu đã là một tín đồ mê phim Trung, hẳn ít nhiều sẽ quan tâm đến giọng nói của các nhân vật.

Mọt phim: Không ủng hộ giọng thật, nên tìm diễn viên lồng tiếng phù hợp với nhân vật!

Một mọt phim Hoa ngữ “thứ thiệt” mỗi khi có tác phẩm nào đó phát hành tạo được nhiệt độ cao thì chắc chắn sẽ xem thử ngay. Đầu năm 2023, màn ảnh xứ tỷ dân mở bát chưa thật sự hấp dẫn, phần lớn đều thuộc thể loại chính kịch. Trong đó, 2 tựa phim tiên hiệp có vẻ nổi bật hơn cả là Trọng TửTinh Lạc Ngưng Thành Đường.

Tranh cãi giọng
Trọng Tử do Dương Siêu Việt và Từ Chính Khê đóng chính

Xem thêm: Trần Tinh Húc ‘bị dìm thê thảm’ trong Tinh Lạc Ngưng Thành Đường

Giọng "trâu nước" của Trần Tinh Húc khiến một bộ phận khán giả "thoát phim"

Bộ thứ nhất là con ghẻ quốc dân có lượng người xem cao phần lớn nhờ fan của Dương Siêu Việt và Từ Chính Khê cộng thêm chưa có nhiều sự lựa chọn đáng xem hơn. Riêng bộ thứ hai của Trần Tinh Húc – Lý Lan Địch là “cây hài quốc dân” trong thời điểm hiện tại, đồng thời tạo nên sự chú ý nhất định trong cộng đồng mọt phim.

Tranh cãi giọng
Cặp đôi chính Tinh Lạc đang được khán giả rất yêu mến

Tuy nhiên đối với một bộ phận khán giả, sau khi xem 2 tập đầu tiên đã lập tức từ bỏ. Nguyên nhân lớn nhất là vì giọng “lính đặc chủng” của Trần Tinh Húc, không chứa chất tiên hiệp. Đáng lẽ đoàn phim nên tìm một diễn viên lồng tiếng phù hợp cho nam chính.

Tại sao ban đầu khi Tinh Lạc tung ra trailer bản đầu tiên lại nhận về ý kiến cho rằng giọng của Trần Tinh Húc không phù hợp nên đã được đổi thành giọng lồng tiếng. Rõ ràng bản trailer thứ hai có vẻ đã tốt hơn thì đến lúc phát sóng lại trở về giọng thật của Trần Tinh Húc. Điều này đồng thời khiến cho rất nhiều mọt phim mất đi động lực và kiên nhẫn để theo dõi phim. Song song đó vẫn có lượng người xem đã quen với giọng của nam chính sau khi cố gắng chịu đựng qua 2 tập. 

Tranh cãi giọng
Không chỉ giọng nói, ngoại hình của Trần Tinh Húc trong phim cũng nhận về nhiều bình luận tiêu cực

Xem phim là để thư giãn giải trí, không phải chỉ vì ủng hộ thần tượng. Tại sao phải chịu đựng giọng nói khó nghe còn là của nam chính? Giọng thật của nam chính mang đến một trải nghiệm xem phim khó chịu, tại sao không thể phàn nàn?

Chất giọng của Trần Tinh Húc bị mỉa mai là "giọng trâu nước", cứ ồ ồ ầm ầm không phù hợp với nhân vật Huyền Thương quân của Thần giới, không thể ra chất nam nhân cổ trang chứ đừng nói đến một Thần quân của giới tiên hiệp.

Nếu âm sắc không phù hợp vẫn kiên quyết muốn sử dụng thì đây cũng là vấn đề của đạo diễn và nhà sản xuất. Nếu đơn thuần chỉ do kỹ năng thoại của diễn viên không đủ tốt thì họ nên nâng cao năng lực đài từ của mình, nên tìm một người dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn, luyện cách phát âm và nhả chữ. 

Tranh cãi giọng
Thần thức ngốc nghếch, thật thà Lạt Mục

Vốn dĩ, diễn viên nên dùng giọng thật của mình, bởi dù sao nhân vật là do diễn viên thể hiện. Chính diễn viên sẽ hiểu rõ nhân vật, có thể hòa nhập tốt hơn với tâm trạng và trạng thái của nhân vật vào thời điểm đó. 

Sử dụng giọng thật đối với diễn viên cũng là cách để nâng cao năng lực bản thân. Phát âm như thế nào, nhả chữ, ngắt câu ra sao,... đều là kỹ năng thoại cơ bản. Một diễn viên đạt chuẩn nên hội tụ đủ kỹ năng diễn xuất bằng lời và biểu cảm.

Tranh cãi giọng
Cặp đôi "tấu hài" từ Thiên giới xuống tới Nhân giới

Tuy nhiên, âm sắc giọng nói của một người là do bẩm sinh, có người kỹ năng diễn xuất tốt nhưng âm sắc hoàn toàn không phù hợp với nhân vật. Hoặc họ mắc phải vấn đề phát âm, nhả chữ không rõ ràng thì nên sử dụng lồng tiếng. Nếu không cho dù cốt truyện hay và diễn xuất tốt thì giọng nói cũng có thể trở thành yếu điểm dẫn đến thất bại. 

Diễn viên kiên quyết sử dụng giọng thật dù "dở" là do sức ép dư luận

Những năm trước đây, không ít diễn viên sử dụng lồng tiếng gây tranh cãi, bị gọi là “diễn bối” (trong tiếng Trung: “diễn viên” = 演员 còn “diễn bối” = 演贝 chữ "bối" là là từ chữ "viên" bỏ đi chữ khẩu bên trên nhằm ám chỉ các diễn viên không sử dụng giọng thật).

Có lẽ vì bị dư luận chỉ trích nên hiện nay rất nhiều diễn viên đều thử sức dùng giọng thật cho vai diễn của mình. Vì giọng nói không phù hợp hoặc năng lực thể hiện lời thoại không đạt khiến cho họ lại gánh chịu thêm một trận “phong ba”.

Tranh cãi giọng
 

Kiên trì sử dụng giọng thật phần lớn đều là ý kiến của fan hâm mộ. Bởi vì dù cho thần tượng của họ trở nên như thế nào, thể hiện những gì đều nhận được sự ủng hộ hết mình. 

Có lẽ vì bị dư luận chỉ trích nên hiện nay rất nhiều diễn viên đều thử sử dụng giọng thật. Nhưng do giọng nói không phù hợp, hoặc năng lực thể hiện lời thoại không đạt khiến cho họ lại gánh chịu thêm một trận “phong ba”.

Kiên trì sử dụng giọng thật phần lớn đều là ý kiến của fan hâm mộ, dù cho thần tượng của họ có thể hiện như thế nào vẫn nhận được sự ủng hộ cuồng nhiệt. 

Thật ra việc phê bình giọng thật của một diễn viên không phải là "dung túng" hay khuyến khích họ luôn sử dụng lồng tiếng khác. Đó là động lực để thúc đẩy diễn viên cần trau dồi thêm kỹ năng đài từ, cần phải luyện thanh để có thể giảm tối đa được hạn chế giọng nói của mình.

Nếu mãi là một "diễn bối" thì khoảng cách với một diễn viên thực thụ đối với một nghệ sĩ mà nói thật sự còn rất xa.

Fan hâm mộ: Giọng của Trần Tinh Húc càng nghe càng thấy hay!

Trái ngược với mọt phim, fan hâm mộ của Trần Tinh Húc ra sức ủng hộ anh chàng. Phần lớn các vai diễn trong những năm trở lại đây của anh đều là phim cổ trang. Đồng thời, các nhân vật này đều nhờ đến diễn viên lồng tiếng để tăng độ phù hợp cho nhân vật. Họ cho rằng xem phim Tinh Lạc cảm thấy hay là đã đủ, cần gì phải quá quan tâm đến chất giọng của nam chính.

 

Đối với fan hâm mộ, thần tượng của họ dùng giọng thật được xem như một thử thách, một sự tiến bộ đáng ghi nhận. Thiếu Điển Hữu Cầm được thiết lập là "trụ cột" của Thiên giới, một người chính trực, ngay thẳng và rất quy củ. Nhiều fan đưa ra ý kiến nhận xét giọng của Trần Tinh Húc như vậy không hiểu sao lại gọi là giọng "trâu nước".

Tranh cãi giọng
Thần thức thứ hai "ham mê tiền tài"

Từ Thiếu Điển Hữu Cầm cho đến khi thần thức bị phân thành 3 mảnh lần lượt trở thành Lạt Mục, Không Tâm và Văn Nhân thì cảm nhận của người hâm mộ đều cảm thấy không có gì là chói tai. Thậm chí càng nghe càng thấy hợp và thích giọng của Trần Tinh Húc. Chỉ vì trước đây toàn nghe giọng lồng tiếng nên nghe giọng thật có phần bất ngờ và chưa quen mà thôi.

Tranh cãi giọng
 

Dù sao đi nữa, giọng nói là bẩm sinh là trời phú, muốn thay đổi một khuyết điểm nào đó về chất giọng cần thời gian để học hỏi, trau dồi và luyện tập. Một diễn viên đài từ kém không nên đổ lỗi cho chất giọng mà nên xem lại bản thân còn thiếu sót nào để tìm cách khắc phục, giảm hạn chế chất giọng xuống mức thấp nhất. Có như vậy mới xứng với danh xưng diễn viên và chinh phục được khán giả đang ngày càng trở nên khó tính hơn.

Cùng VOH Giải trí cập nhật tin tức mới nhất về các sao tại Tin Sao VOH.

Ảnh: Sina

Bình luận