Chờ...

Diễn dàn TPHCM thích ứng và phát triển: TPHCM cần tập trung 3 trụ cột để phục hồi sau đại dịch

(VOH) - Ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân - Nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM về những vấn đề TPHCM cần tập trung thực hiện để phục hồi sau đại dịch.

Dù chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng chắc chắn những thiệt hại về kinh tế, về con người, về thể chất, tinh thần do đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 gây ra cho TPHCM nói riêng và cả nước nói chung là rất nặng nề, thậm chí là nặng nề nhất sau hơn 35 năm đổi mới.

Khó khăn rất nhiều, tổn thất rất lớn, nhưng theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân - Nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM, thì Thành phố hoàn toàn có niềm tin sớm phục hồi nếu tập trung làm tốt 3 vấn đề trong thời gian ngắn hạn. 

Nghe audio phát biểu đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân - Nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM về những vấn đề TPHCM cần tập trung thực hiện để phục hồi sau đại dịch.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại phiên thảo luận - Ảnh: VGP.

Thực tế là cho đến nay chúng ta là nơi mà chịu hậu quả lớn nhất của làn sóng thứ tư với số người mắc khoảng 420.000, chiếm khoảng 48 % cả nước, số người rất đáng tiếc là bị mất cũng chiếm khoảng 75,6 %, kinh tế cũng chắc thiệt hại nhiều nhất tăng trưởng âm là 5 %.

Từ đó chúng ta xác định là biện pháp của mình, nếu biện pháp trúng mạnh và làm nhanh thì thành phố vẫn có khả năng tăng tốc phát triển năm sau. Vì sao, vì Covid-19 gây thiệt hại như vậy nhưng những cái nền tảng cơ bản của Thành phố để phát triển còn nguyên. 

Ví dụ toàn bộ hệ thống đường sá giao thông, hạ tầng viễn thông, hạ tầng cấp thoát nước, cơ sở xử lý môi trường còn nguyên.... tức là phần hạ tầng không bị ảnh hưởng nên không cần đầu tư thêm, không giống như là có thiên tai.

Thứ hai là các doanh nghiệp hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp phải nghỉ đóng cửa nhưng máy móc, hệ thống thông tin quản lý, cán bộ quản lý cũng còn nguyên, có lao động thì bị thiếu hụt vì người ta về quê. Nếu chúng ta có chính sách hỗ trợ tốt, trong quý này họ sẽ quay lại nhiều. 

Như vậy, nguồn nhân lực cơ bản, hệ thống trường học còn nguyên, trừ một số trường mầm non tư thục phải đóng cửa thì khó khăn, các cơ sở nghiên cứu khoa học cũng còn nguyên.

Về tinh thần đồng bào Thành phố có quyết tâm khắc phục hậu quả vươn lên, có quyết tâm hơn. Quan hệ với các tỉnh trong khu vực, với Chính phủ qua dịch này trở nên sâu sắc hơn, quan hệ quốc tế còn nguyên vẹn. 

Như vậy, những yếu tố tạo nên sức mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, năng suất gấp 2,5 lần cả nước, đóng góp 23 % GDP và  27% ngân sách còn nguyên. Những yếu tố nền tảng còn nguyên đó. Thành ra bây giờ chúng ta có điều kiện phục hồi nhanh nếu tập trung vào 3 vấn đề ngắn hạn.

Một là có phương án để kiểm soát lây nhiễm trong bình thường mới.

Thứ hai là hỗ trợ cho 420.000 người đã mắc Covid-19, hỗ trợ cho gia đình của 16.000 người đã mất vì họ phải chịu hậu quả cả về tinh thần, vật chất.

Thứ ba, thu hút lao động trở lại Thành phố và tuyển dụng thêm. Nếu chúng ta có chính sách hỗ trợ, đảm bảo tiêm đủ vaccine, hỗ trợ kinh phí ngắn hạn thì họ sẽ quay lại thôi. Cái thứ ba này có thể rất quan trọng khi chúng ta có hàng ngàn, nếu không nói hàng chục ngàn doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất trong ba tháng, tức là không có doanh thu, không có tiền để trả lương người lao động.

Nếu người lao động muốn quay lại nhưng họ hết vốn, không có tiền đóng sử dụng đất, không có tiền trả nợ đến hạn, không có tiền mua nguyên liệu để sản xuất tiếp. Như vậy họ thiếu thanh khoản chứ năng lực sản xuất không mất gì cả.

Như vậy chúng ta cần phải bổ sung cho họ một lượng tiền để họ có thể khởi động lại quá trình sản xuất.

Đây là nội dung mà các nước khi chống Covid làm rất mạnh. Trong gói hỗ trợ của Chính phủ các nước có gói hỗ trợ đảm bảo thanh khoản cho doanh nghiệp. Vậy thì, Thành phố chúng ta có khoảng 286 ngàn doanh nghiệp và 400.000 hộ kinh doanh cá thể cần hỗ trợ bao nhiêu.

Bữa trước, chúng tôi đề nghị Hội doanh nghiệp thành phố nên bàn. Tôi làm bài toán, nếu trong 286.000 doanh nghiệp này, tổng cộng có khoảng 40% cần hỗ trợ, 60% vẫn trụ lại được 40% cần hỗ trợ có thể cần vốn vay khoảng 50 mươi tỷ, rồi khoảng 18% doanh nghiệp nhỏ có thể có nhu cầu vay khoảng 20 tỷ và còn lại khoảng 20% doanh nghiệp rất nhỏ vay vốn, mình hỗ trợ lãi suất thôi là họ rất là đỡ rồi.

Chúng tôi cứ ước như vậy tổng số khoảng 40% của tổng doanh nghiệp mà vay như thế họ cần chúng ta hỗ trợ lãi suất 37.000 tỷ và họ sẽ vay được 1,1 triệu tỷ.

37.000 tỷ có lớn lắm không? Nếu họ vay được cái này thì phục hồi sản xuất, còn nếu họ không vay được họ phải đóng cửa, giá trị tài sản mất đi lớn hơn nhiều.

Bình luận