Chờ...

Phục hồi thị trường bất động sản là bước đột phá để dẫn dắt, kích thích sự phục hồi kinh tế TPHCM

(VOH) - Trong chương trình trung hạn phục hồi kinh tế, xem phục hồi thị trường bất động sản là bước đột phá để dẫn dắt, kích thích sự phục hồi của nền kinh tế.

Tiến sỹ Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách, tiền tệ Quốc gia đóng góp giải pháp. 

Đối với TPHCM, bất động sản là một trong 9 nhóm ngành dịch vụ chủ lực để phát triển. TPHCM có tới hơn 100 dự án tồn đọng, cần tháo gỡ để hoạt động. Mỗi dự án vướng khác nhau thì phải có hướng xử lý khác nhau, dù vậy, nhất quyết phải gỡ bởi đây là bước khởi động đầu tiên để thị trường phát triển.

Nghe nội dung Tiến sĩ Trần Du Lịch góp ý: 

TPHCM có kinh nghiệm nhiều năm, xem đầu tư công như kích thích để tăng tổng cầu. Kinh nghiệm nhiều năm cho thấy cứ 1 đồng đầu tư công sẽ kích thích đầu tư xã hội từ 8-10 đồng. Nếu giải ngân đầu tư công 50.000-60.000 tỉ đồng thì sẽ kích thích thị trường 500.000-600.000 tỉ đồng.

Đồng thời, Đại hội Đảng bộ XI của TP HCM cũng ưu tiên chương trình di dời nhà ở, chương trình di dời kênh rạch nhưng trong thời gian qua chưa được như kỳ vọng, nếu chúng ta triển khai thì sẽ kích thích nhu cầu hồi phục kinh tế.

, phục hồi kinh tế, diễn đàn TPHCM - Thích ứng và phát triển, thị trường bất động sản, ngày 12 tháng 11 năm 2021
Tiến sỹ Trần Du Lịch

Theo tôi, TPHCM cần có một chương trình kết nối doanh nghiệp và ngân hàng. Với các doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền, cần chương trình kích cầu lãi suất, thực hiện trong nhiều năm để tạo dòng tiền, kích thích. Lúc này, vai trò kết nối của ngân hàng và doanh nghiệp thông qua vai trò của chính quyền là rất cần thiết.

Rút kinh nghiệm năm 2010-2012, có thể cung cấp tín dụng cho những doanh nghiệp bị nợ đọng, quá hạn, không còn khả năng vay để vẫn tạo dòng tiền cho doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Tôi kỳ vọng nếu TPHCM lấy những chương trình trung hạn, cơ bản như vậy, thì thị trường kết cấu hạ tầng TP HCM vào giai đoạn sau sẽ ổn định, bền vững hơn, tạo bước phát triển tốt hơn.

Dù hiện nay, chúng ta mới "hé cửa" kinh tế nhưng tôi tin rằng, triển vọng trong nguy cơ, bây giờ rõ nhất là qua đại dịch, nhìn những bất cập của tất cả lĩnh vực và trong sắp tới, có giải pháp để xử lý bất cập, để sau đại dịch phát triển bền vững.

Bình luận